Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Theo Tổ chức y tế thế giới, trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có chiều cao và cân nặng đáp ứng khác nhau và được thể hiện qua bảng chiều cao cân nặng chuẩn ở trẻ em. Chính vì vậy, đo chiều cao và cân nặng có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá tình trạng phát triển của trẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về phương pháp đo chiều cao và cân nặng của trẻ để theo dõi nguy cơ suy dinh dưỡng.
1. Sự phát triển chiều cao và cân nặng theo tuổi ở trẻ em
Chiều cao và cân nặng ở trẻ em thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ như sau:
- Trẻ sơ sinh có chiều cao và cân nặng tăng nhanh chóng, khi trẻ 1 tuổi cân nặng có thể tăng gấp rưỡi so với giai đoạn vừa chào đời.
- Chiều cao của trẻ khi được 1 tuổi sẽ tăng khoảng 25cm so với lúc sơ sinh và đạt khoảng 75 cm. Trẻ bước sang 2 tuổi thì chiều cao có thể tăng thêm 10 cm và đạt mức trung bình là 85 cm đến 86 cm. Trẻ em từ 10 tuổi trở đi chiều cao sẽ tăng trung bình 5 cm mỗi năm.
Vì vậy, đo chiều cao cân nặng trẻ định kỳ giúp bạn theo dõi tình trạng phát triển thể chất ở trẻ, theo dõi nguy cơ thừa dinh dưỡng gây tăng cân, nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
2. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em
Trẻ 1 tuổi cao bao nhiêu là phù hợp? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ đặt ra nhằm có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ phát triển đạt tiêu chuẩn.
Theo tổ chức y tế thế giới, mức chiều cao và cân nặng bình thường theo tuổi được thể hiện như trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ sau:
Theo chỉ số từ bảng chiều cao cân nặng của trẻ, ở mỗi độ tuổi khác nhau mức chiều cao và cân nặng là khác nhau ở cả bé trai và bé gái. Chẳng hạn như trẻ 1 tuổi cao 74cm, nặng 8,9kg ở bé gái và cao 75,7 cm, nặng 9,6 kg ở bé trai là đạt yêu cầu chuẩn về chiều cao cân nặng.
Nghiên cứu từ các nhà khoa học chỉ ra rằng, sự phát triển chiều cao cân nặng, đặc biệt là chiều cao có xu hướng giảm dần khi trẻ lớn lên. Điều đó có nghĩa là bạn cần cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng cho trẻ giúp cho việc phát triển tăng vọt ở giai đoạn tiền dậy thì. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên đo chiều cao cân nặng của trẻ để theo dõi tình trạng phát triển, hấp thu dinh dưỡng của trẻ.
3. Các bước đo cân nặng và chiều cao của trẻ
Đo cân nặng và chiều cao của trẻ được thực hiện theo các bước như sau:
3.1. Đo cân nặng
Bạn dùng dụng cụ đo cân nặng là một trong các loại cân như: cân lòng máng, cân đòn, cân treo, cân điện tử... phải đảm bảo độ nhạy và độ chính xác.
Bạn thực hiện đo cân nặng trẻ theo quy trình sau:
- Bạn tiến hành chỉnh cân về vị trí thăng bằng sau mỗi lần cân.
- Kiểm tra cân với một vật đã biết trọng lượng để kiểm tra độ chính xác của cân.
- Bạn nên đo cân nặng cho trẻ vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, khi vừa mới ngủ dậy, sau khi đi tiểu đại tiện hoặc khi vẫn chưa ăn gì.
- Bạn nên mặc ít quần áo cho trẻ khi cân, không mang giày dép, mũ nón và các vật nặng trên người trẻ.
- Trong trường hợp đo cân nặng cho trẻ bằng cân bàn, bạn nên để trẻ đứng giữa bàn cân, mắt nhìn thẳng và không cử động.
- Bạn đọc kết quả đo cân nặng bằng cách nhìn thẳng chính giữa mặt cân, đọc kết quả khi cân thăng bằng và ghi kết quả cân nặng theo kg với 1 số thập phân (Ví dụ 9,6 kg..)
2.3. Đo chiều cao
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào kết quả đo chiều cao cân nặng của trẻ, vì vậy sau khi tiến hành đo cân nặng, bạn cần thực hiện quy trình đo chiều cao của trẻ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bạn thực hiện đo chiều dài nằm và đo chiều cao đứng đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi.
Bạn thực hiện đo chiều cao đứng ở trẻ theo các bước sau:
- Bạn sử dụng dụng cụ đo là thước gỗ, thước microtoise có độ chia tối thiểu 0,1 cm.
- Bạn cần loại bỏ giày, dép, các dụng cụ cá nhân cho trẻ trước khi đo chiều cao.
- Hướng dẫn trẻ đứng 2 chân sát vào nhau, quay lưng vào thước đo và đảm bảo các điểm chạm vào mặt phẳng có thước: vai, chẩm, gót chân, bụng chân và mông. Trục thước đo trùng với trục cơ thể, mắt nhìn thẳng 2 tay buông thõng 2 bên.
- Bạn dùng eke áp sát đỉnh đầu, thẳng góc với thước đo và đọc kết quả theo cm với 1 số lẻ.
Thực hiện đo chiều dài nằm ở trẻ theo các bước sau:
- Đặt thước đo trên mặt phẳng nằm ngang, vững chắc (trên mặt bàn hoặc dưới sàn nhà...) và bỏ giày dép, vật dụng cá nhân của trẻ trước khi đo.
- Trẻ được đặt nằm ngửa trên mặt thước, bạn tiến hành giữ hai gối trẻ thẳng, hai gót chân chạm nhau, đảm bảo 5 điểm chạm: Bụng chân, gót chân, chẩm, mông và vai áp sát vào thước đo.
- Cần đảm bảo trục của cơ thể trẻ phải trùng với trục của thước. Đồng thời dùng tay còn lại đưa eke di động của thước áp sát vào bàn chân, bàn chân thẳng đứng và vuông góc với mặt thước. Đọc kết quả sau 1 số lẻ thập phân theo đơn vị cm.
Sau khi thực hiện đo chiều cao cân nặng, bạn có thể sử dụng bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO (bảng trên) để so sánh kết quả, từ đó giúp đánh giá tình trạng phát triển cũng như tình trạng dinh dưỡng của bé.
4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số đo chiều cao, cân nặng của trẻ
Tình trạng dinh dưỡng dựa vào kết quả đo chiều cao, cân nặng của trẻ được đánh giá theo chỉ số sau:
Z - score = (Kích thước đo được - Số trung bình của quần thể chuẩn) / Giá trị SD của quần thể chuẩn
Nội dung các chú ý trong bảng như sau:
- Chú ý 1: Trẻ có chiều cao trong khoảng này là rất cao. Phát triển chiều cao quá mức có thể là biểu hiện của rối loạn nội tiết. Vì vậy, trẻ cần được đi khám nếu có nghi ngờ về rối loạn nội tiết.
- Chú ý 2: Trẻ có chỉ số Cân nặng/tuổi nằm ở ranh giới này có thể là biểu hiện lệch lạc về tăng trưởng, tuy nhiên biểu hiện này được đánh giá tốt hơn từ chỉ số Cân nặng/chiều dài hoặc BMI/tuổi.
- Chú ý 3: Chỉ tiêu chiều cao/tuổi thấp (<-2SD) phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc suy dinh dưỡng trong quá khứ.
5. Tính BMI cơ thể dựa vào chỉ số đo chiều cao cân nặng trẻ
Dựa vào kết quả đo chiều cao cân nặng của trẻ, bạn có thể tính được giá trị BMI giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. BMI (Body Mass Index) là chỉ số được tính từ chiều cao và cân nặng của cơ thể. Đây là phương pháp không tốn kém và dễ thực hiện để tầm soát vấn đề sức khỏe.
Chỉ số BMI của trẻ được tính theo công thức sau:
BMI = Cân nặng (kg)/ (Chiều cao (m))2
Tình trạng dinh dưỡng của cơ thể trẻ dựa trên chỉ số BMI được thể hiện qua biểu đồ sau:
Chỉ số BMI đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ được biểu hiện dưới dạng phần trăm như biểu đồ trên, trong đó:
- Chỉ số BMI < 5% cho thấy tình trạng thiếu cân, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Chỉ số BMI nằm trong khoảng từ 5% - 85% phản ánh tình trạng phát triển bình thường của trẻ, cơ thể trẻ hấp thu đủ chế độ dinh dưỡng, trẻ khỏe mạnh và năng động hơn.
- Chỉ số BMI từ 85% đến 95% cho thấy tình trạng thừa cân, có nguy cơ béo phì ở trẻ.
- Chỉ số BMI trên 95% cho thấy tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ.
Như vậy, dựa vào kết quả đo cân nặng và chiều cao ở trẻ, bạn có thể theo dõi tình trạng phát triển và khả năng hấp thu dinh dưỡng, từ đó có chế độ chăm sóc tốt giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong