Bài được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa cấp II Trịnh Minh Châu với 21 năm kinh nghiệm về Nhi khoa tại thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các bệnh lý về hô hấp. BS Châu hiện có lịch làm việc tại Phòng khám Trần Cao Vân vào buổi sáng thứ tại 5 và tại Bệnh viện Vinmec Central Park sáng thứ 7 (hàng tuần).
Khi bé được 7 tháng tuổi, bé sẽ đạt được một số dấu mốc quan trọng về thể chất như tự ngồi được, mọc chiếc răng đầu tiên,... Chính vì thế, việc cung cấp đủ loại dinh dưỡng trong giai đoạn bé đang tăng trưởng rất nhanh này là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số lời khuyên trong việc xây dựng những bữa ăn lành mạnh cho em bé 7 tháng tuổi của bạn.
1. Trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?
So với những năm tháng đầu đời khi thức ăn chỉ là sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức), trẻ đến giai đoạn 7 tháng tuổi sẽ bắt đầu cuộc khám phá ẩm thực với những trải nghiệm vô cùng thú vị cho riêng mình. Theo đó, các bữa ăn luôn đa dạng các thành phần (chất đường bột, chất đạm, chất béo và hoa quả) là một điều cần thiết. Hơn thế nữa, việc trải nghiệm các loại thực phẩm sẽ tạo điều kiện cho bé được tiếp xúc dần với thực phẩm, hệ đường ruột của bé phát triển hơn, tránh nguy cơ dị ứng thức ăn về sau.
Bên cạnh đó, không giống như lúc mới 6 tháng tuổi, khi bước qua giai đoạn này, trẻ đã có những chiếc răng sữa đầu tiên. Vì vậy, thay vì những bữa ăn chỉ hoàn toàn là bột, cháo xay nhuyễn, mẹ cũng cần tập cho con biết phản xạ nhai với độ cứng của thức ăn tăng dần theo thời gian, để việc ăn uống trở thành một trò chơi được trông đợi mỗi ngày.
Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ
Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Trẻ 7 tháng ăn dặm cần chú ý điều gì?
Khi nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ không còn được đảm bảo, thực phẩm ăn dặm sẽ từng bước thay thế trong việc nuôi dưỡng trẻ. Lúc này, mẹ không chỉ cần lựa chọn đa dạng các nguồn thức ăn mà còn phải chú ý cung cấp thêm các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết trong các bữa ăn dặm của trẻ.
2.1. Sắt
Sắt là nguyên liệu chủ yếu để tạo ra các tế bào máu. Nguồn sắt dễ dàng hấp thụ nhất từ thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt cùng với thực phẩm chứa vitamin C, sự hấp thu sắt sẽ được cải thiện đáng kể.
2.2. Kẽm
Trẻ nhỏ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi thiếu chất kẽm. Kẽm được tìm thấy trong thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, bí ngô, hạt vừng, đậu lăng, măng tây và sữa chua...
2.3. Vitamin C
Vitamin C là loại sinh tố rất quen thuộc nhưng khi thiếu trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng, thường bị lở loét trong niêm mạc miệng... Nguồn vitamin C rất dồi dào trong nhiều loại trái cây và rau quả và đặc biệt là nhiều dâu tây, dưa đỏ, cam quýt, đu đủ, kiwi, xoài, bông cải xanh...
2.4. Vitamin A
Mối quan hệ giữa vitamin A và sức khỏe của đôi mắt đã được chứng minh rất rõ, giúp tránh mờ mắt, khô mắt, quáng gà... Các nguồn chứa nhiều vitamin A bao gồm khoai lang, cà rốt và các loại trái cây, rau quả màu cam, đỏ, các loại rau lá xanh đậm, sữa nguyên chất, cá, thịt bò và thịt cừu...
2.5. Vitamin D
Hệ xương của trẻ phát triển vượt bậc trong giai đoạn bắt đầu biết ngồi, đi đứng. Theo đó, nhu cầu vitamin D là rất lớn. Bên cạnh việc thường xuyên cho trẻ tắm nắng, hoạt động thể lực ngoài trời, mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm vitamin D trong bữa ăn thông qua cá hồi, cá mòi, cá ngừ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa bò, sữa chua và một số sản phẩm từ sữa khác.
2.6. Omega-3
Khi trẻ biết ngồi, bò, khả năng quan sát mở rộng ra, hoạt động trí não của trẻ liên tục phát triển. Khi đó, vai trò của omega-3 trở nên vô cùng quan trọng. Vì thế, mẹ cần cho bé ăn tập trung vào các loại thực phẩm như cá da trơn, cá biển và các loại tảo biển hay các loại hạt khô như quả óc chó, hạt chia và hạt lanh bằng cách xay nhuyễn cho vào bột, cháo.
3. Thực đơn gợi ý cho trẻ 7 tháng ăn dặm
Sau khi bắt đầu làm quen với chế độ ăn đặc hơn từ tháng thứ sáu, mẹ có thể từ từ đa dạng hóa các loại thức ăn cho bé trong tháng tiếp theo. Vậy trẻ tháng thứ 7 ăn được gì trong bữa ăn dặm của mình? Sau đây là một số lựa chọn cho thức ăn của em bé 7 tháng cha mẹ có thể tham khảo.
3.1. Trái cây xay nhuyễn
Trái cây là một nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Các loại hoa quả như táo, đu đủ, chuối, dưa hấu, bơ,... đều là những lựa chọn lý tưởng cho một bữa ăn nhẹ cũng như một bữa ăn hoàn chỉnh.
3.2. Rau xanh
Rau xanh cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Các loại rau đều phù hợp cho mẹ nấu chín, làm nhuyễn và nấu kèm trong súp, cháo cho bé.
3.3. Cháo
Cháo làm từ ngũ cốc, đậu và các loại hạt là một nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ nhẻ. Cụ thể là các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, lúa mạch, kê,... có thể được hấp chín mềm thành bột, pha thêm trong hỗn hợp cháo, làm tăng hương vị cho bữa ăn của bé.
3.4. Thịt xay nhuyễn
Thịt, chẳng hạn như thịt gà, cá, tôm, cua, là nguồn thực phẩm giàu protein cung cấp cho bé. Cách chế biến cũng là nấu chín, xay hay tán nhuyễn.
3.5. Trứng
Trứng là một loại thực phẩm rất tiện dụng, là nguồn chất béo và protein thiết yếu. Trứng cũng có thể “biến hóa” thành muôn hình vạn trạng trong từng bữa ăn cho bé. Điều cần lưu ý là hệ đường ruột của bé còn non nớt, dù cho chế biến cách nào thì mẹ cũng nên nhớ luôn làm chín trứng. Tuyệt đối không cho bé ăn trứng sống hay chín chưa hoàn toàn.
3.6. Phô mai
Phô mai làm từ sữa tiệt trùng, được bày bán rộng rãi trên thị trường. Đây không chỉ là thực phẩm rất giàu chất béo, protein và vitamin mà còn có hương vị hấp dẫn, khiến mọi trẻ em đều yêu thích.
=>> Xem thêm Phân của trẻ ăn dặm thế nào là bình thường?
4. Một số lưu ý khi cho trẻ 7 tháng ăn dặm
- Đừng ép bé ăn:
Các bé khác nhau có khẩu vị và sở thích khác nhau. Đây là “giao ước” đầu tiên mẹ cần ghi nhớ. Nếu bé không hợp tác, hãy ngưng lại và tiếp tục cho trẻ bú sữa theo nhu cầu. Có thể cha mẹ sẽ cảm thấy rất khó đứng yên nhìn con không chịu ăn, nhưng ép bé ăn không chắc đã có ích. Thay vào đó, hãy cố gắng chấp nhận rằng bé không đói ngay bây giờ và kiên nhẫn đợi đến giờ ăn tiếp theo. Đến cữ ăn sau hãy thử lại, trẻ em vốn dĩ không bao giờ để mình nhịn đói lâu cả.
Xem thêm: Cách tránh biến bữa ăn thành cuộc "đấu tranh"
- Ăn chủ động:
Khuyến khích các bé chủ động khám phá các loại thực phẩm khác nhau bằng cách cho phép bé ăn thức ăn cầm bằng tay. Ở độ tuổi này, trẻ có xu hướng bị cắn mọi thứ cầm được trên tay giúp làm dễ chịu nướu răng. Còn gì thích thú hơn khi thức ăn sẽ đóng vai trò như một món đồ chơi của trẻ, vừa chơi vừa hấp thu.
- Tập trải nghiệm:
Đừng làm rào cản cho con khám phá thế giới ẩm thực chỉ vì bạn không thích ăn một món gì đó. Trong trường hợp em bé bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể, hãy ghi nhớ và dừng lại trong vài tháng; tuy nhiên, sau đó hãy thử lại với số lượng ít hơn thay vì kiêng cữ tuyệt đối.
Xem thêm: Làm thế nào để khuyến khích trẻ thử những món ăn mới?
- Ăn đúng chỗ:
Xây dựng một nơi dành riêng cho việc ăn để thiết lập thói quen ăn uống thích hợp. Thói quen này sẽ tạo ra mối liên hệ giữa địa điểm và thức ăn trong tâm trí bé, khiến việc cho con ăn không còn là một nỗi vất vả.
- Đảm bảo vệ sinh:
Thức ăn cho bé luôn cần nấu chín. Các loại hoa quả ăn sống thì phải được ngâm rửa qua nước nhiều lần. Các dụng cụ được sử dụng để làm thức ăn cho trẻ em cũng cần làm sạch và khử trùng trong nước sôi. Lý do là giai đoạn này, đường ruột của trẻ vừa phải tiếp xúc với thực phẩm mới, vừa đối diện nguy cơ rất cao bị nhiễm trùng.
Tóm lại, trẻ 7 tháng tuổi cần được xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể và cả não bộ đang phát triển. Đây cũng là giai đoạn thú vị nhất khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc và làm quen với các khẩu vị khác nhau. Sự tận tâm, kiên nhẫn trong chăm sóc và trái tim nồng hậu của cha mẹ trong mỗi bữa ăn dặm sẽ tạo nền tảng tốt đẹp cho thói quen ăn uống của trẻ về sau.
Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong