Suy giảm thính lực không chỉ khiến chức năng nghe của bạn kém đi mà còn gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khỏe. Vậy, cách điều trị suy giảm thính lực thế nào? Điều trị suy giảm thính lực ra sao? ...cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Suy giảm thính lực là gì?
Suy giảm thính lực là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng chức năng nghe kém. Bạn có thể nghe được âm thanh nhưng kém, hoặc không nghe thấy khi âm thanh ở mức bình thường, thậm chí là lớn.
Trên biểu đồ đo thính lực đơn âm chủ quan, suy giảm thính lực xảy ra khi cường độ nghe của tai ≥ 25 dB (decibel). Suy giảm thính lực có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, độ tuổi. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì nguy cơ suy giảm thính lực càng lớn. Những đối tượng dễ bị suy giảm thính lực gồm:
- Người già từ 55 trở lên;
- Làm việc trong môi trường tiếng ồn: Thợ mỏ, hàn xì, lái tàu hoả, quán bar và vũ trường,...;
- Người mắc các bệnh tác động đến tai: Viêm tai giữa, viêm tai trong và viêm màng não...;
- Người dùng thuốc có tác dụng phụ gây ù tai và nghe kém,...;
- Người bị chấn thương: Thủng màng nhĩ và vỡ xương thái dương,...
- Di truyền;
- Biến chứng từ khi trong bào thai;
- Thủng màng nhĩ;
- Tích tụ ráy tai;
- Dùng thuốc;
- ...
Suy giảm thính lực thường gặp, đối tượng đa dạng. Những triệu chứng của suy giảm thính lực gồm:
- Nghe kém;
- Nghe không rõ âm thanh xung quanh;
- Nghe nhạc, xem tivi với âm lượng lớn mới có thể nghe thấy;
- Thông tin lẫn lộn do nghe câu được câu không;
- Trong tai có tiếng ù, è...;
- Không thể tiếp nhận hội thoại do không nghe thấy;
Bạn cần phát hiện sớm để điều trị suy giảm thính lực hiệu quả bởi nó có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của bạn.
2. Phân loại suy giảm thính lực
Suy giảm thính lực có thể được chia thành các dạng như:
2.1 Dẫn truyền
Suy giảm thính lực dẫn truyền là kết quả của các tổn thương ở tai ngoài/ tai giữa. Lúc này, hệ thống dẫn truyền tâm thanh bị tổn thương, do đó ảnh hưởng đến việc đưa âm thanh từ ngoài vào trong gây ra tình trạng suy giảm thính lực.
2.2 Tiếp nhận
Suy giảm thính lực tiếp nhận được hiểu là tình trạng các bộ phận trong hệ thống dẫn truyền có hoạt động. Tuy nhiên nó lại bị tổn thương, nên âm thanh không được tiếp nhận và đưa lên xử lý tại bộ não. Thường thì tình trạng này do các tổn thương ốc tai và điếc bẩm sinh...
2.3 Hỗn hợp
Giảm thính lực hỗn hợp là tình trạng bao gồm cả dẫn truyền và tiếp nhận. Bạn có thể bị tổn thương ở nhiều bộ phận khác nhau.
3. Suy giảm thính lực có chữa được không?
Suy giảm thính lực có thể khiến cho bạn cảm thấy tự ti, khó chịu khi không tiếp nhận và xử lý được thông tin. Nó còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác đến sinh hoạt, sức khoẻ, công việc. Vậy “suy giảm thính lực có chữa được không?”
Tuỳ vào nguyên nhân, tình trạng mà suy giảm có thể chữa được hay không. Tuy nhiên, nếu suy giảm thính lực được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể phục hồi.
4. Điều trị suy giảm thính lực
Hiện nay, có nhiều cách điều trị suy giảm thính lực khác nhau tùy thuộc vào tình trạng. Tuy nhiên, để điều trị đúng, hiệu quả cần có các bước đánh giá, thăm khám. Do đó, khi bị suy giảm thính lực, nghe kém, bạn có thể đi khám chuyên khoa. Tại đây bác sĩ sẽ:
- Thăm khám;
- Các xét nghiệm cận lâm sàng;
- Chẩn đoán hình ảnh;
- Đo thính lực đồ;
- ...
Sau khi có kết quả đánh giá cụ thể tình trạng suy giảm thính lực, bác sĩ sẽ có các phác đồ cụ thể. Một số cách điều trị suy giảm thính lực như:
4.1 Điều trị suy giảm thính lực tại nhà
Nếu tình trạng suy giảm thính lực nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn như:
Giảm tiếng ồn:
Tiếng ồn – được cho là nguyên nhân khiến bạn bị suy giảm thính lực. Do đó, muốn điều trị suy giảm thính lực bạn cần chú ý giảm tiếng ồn. Nếu công việc thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn bạn có thể dùng các thiết bị bảo vệ tai.
Giảm chất béo:
Các đối tượng có vấn đề về mạch máu, xơ vữa động mạch... có nguy cơ suy giảm thính lực cao hơn. Do đó, để cải thiện tình trạng suy giảm thính lực bạn cần giảm chất béo trong thực đơn.
Không ngoáy tai:
Ngoáy tai giúp giảm ngứa, vệ sinh tai, đôi khi nó cũng có thể là sở thích. Tuy nhiên nếu như bạn đang bị suy giảm thính lực việc ngoáy tai nhiều, dụng cụ ngoáy không hợp vệ sinh, quá cứng, ngoáy không đúng cách.... Việc làm này có thể gây thủng màng nhĩ, viêm nhiễm... Những điều này đều có thể ảnh hưởng đến thính lực của bạn. Do đó, điều trị suy giảm thính lực bạn cũng chú ý không ngoáy tai.
Không được để nước vào tai:
Điều trị suy giảm thính lực bạn cũng tránh để nước vào tai. Bởi đây cũng là tác nhân khiến cho tai bạn bị ảnh hưởng, nghe kém.
Lấy ráy tai đúng cách:
Bạn có thể lấy ráy tai tại các cơ sở y tế. Bác sĩ tai – mũi – họng sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy ráy tai, vệ sinh tai giúp bạn. Đây cũng là cách điều trị suy giảm thính lực hiệu quả.
4.2 Cách điều trị suy giảm thính lực tại cơ sở y tế
Điều trị suy giảm thính lực bạn cũng có thể được áp dụng các cách như:
Phẫu thuật:
Phẫu thuật trong điều trị suy giảm thính lực được thực hiện gồm:
- Vá màng nhĩ – khi bị thủng màng nhĩ;
- Chỉnh hình chuỗi xương con;
- Đặt ống thông nhĩ – nếu nhiễm trùng nhiều;
- Cắt bỏ u – nếu có khối u;
- ...
Phẫu thuật này cũng đơn giản, nên bạn không cần quá lo lắng.
Dùng thuốc:
Cách điều trị suy giảm thính lực bằng thuốc được chỉ định tùy theo tình trạng. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị suy giảm thính lực như:
- Thuốc kháng sinh: Chỉ định cho các trường hợp bị viêm nhiễm như viêm tai giữa, viêm ống tai, nhiễm trùng tai,...;
- Thuốc tăng khả năng bơm máu: Giúp tăng quá trình tuần hoàn máu ở dây thần kinh thính giác;
- Thuốc nội tiết: Giúp tăng chuyển hoá, kéo dài độ bền bỉ cho dây thần kinh thính giác;
- Vitamin A, B, E,...giúp tái tạo các mô liên kết, chống oxy hoá tế bào thần kinh;
- ...
Các thuốc điều trị suy giảm thính lực này được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ
Thiết bị hỗ trợ:
Điều trị suy giảm thính lực cũng có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ thính lực khác như:
- Máy trợ thính;
- Hệ thống thính giác dẫn truyền qua xương;
- Cấy điện cực ốc tai;
- Hệ thống điều chế tần số;
- Cấy ghép điện cực thân não;
- ...
Các cách điều trị suy giảm thính lực có nhiều cách, tuỳ thuộc vào từng tình trạng, mức độ.
5. Phòng ngừa suy giảm thính lực
Thực tế thì suy giảm thính lực có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, để giảm thiểu các nguy cơ, bạn vẫn nên có các biện pháp phòng ngừa suy giảm thính lực hiệu quả như:
- Bảo vệ tai bằng các thiết bị chuyên dụng khi làm việc ở môi trường nhiều tiếng ồn;
- Kiểm tra thính giác nếu làm việc ở các môi trường đặc thù;
- Tránh rủi ro suy giảm thính lực từ các hoạt động giải trí;
- Lấy ráy tai đúng cách;
- ...
Bài viết đã cung cấp các thông tin về điều trị suy giảm thính lực. Nếu như còn bất cứ băn khoăn nào hoặc bạn đang bị suy giảm thính lực thì hãy đến cơ sở y tế để được đánh giá, điều trị suy giảm thính lực nhé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.