Điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Phạm Thị Tuyết Mai - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh hay còn gọi là nhiễm trùng hậu sản là tai biến thường gặp nhất trong 5 tai biến sản khoa. Hiện nay, y học đã tiến bộ hơn, việc điều trị kháng sinh cũng như điều kiện sinh hoạt đã được nâng cao vì vậy nhiễm khuẩn sau sinh nặng cũng được cải thiện nhưng vẫn có thể gặp ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

1. Nguyễn nhân gây nhiễm trùng vết mổ lấy thai

Tất cả các vi khuẩn thông thường như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, các vi khuẩn yếm khí... đều có thể gây bệnh nhiễm trùng vết mổ đẻ. Các loại vi khuẩn này thường xuyên có mặt ở môi trường xung quanh ta, khi gặp điều kiện thuận lợi (thăm khám đỡ đẻ và làm các thủ thuật sản khoa mà tay và dụng cụ không tiệt khuẩn) chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương xây xát ở âm hộ, âm đạo hoặc tổn thương ở vùng rau bám ở đáy tử cung. Mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào sức khỏe của sản phụ, tùy theo độc tính của vi khuẩn và tính kháng kháng sinh của chúng, tùy theo bệnh được phát hiện và điều trị sớm hay muộn.

Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của ngành gây mê hồi sức trong điều trị và chăm sóc, việc sinh mổ đã diễn ra khá an toàn và đỡ đau hơn so với sinh thường. Tuy nhiên, sinh mổ cần phải cẩn thận hơn, đặc biệt là việc chăm sóc vết mổ đẻ sau sinh.


Liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng vết mổ sau sinh
Liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng vết mổ sau sinh

2. Tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh thực sự là một điều đáng lo ngại, nếu không được quan tâm chú ý đúng mức, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ cơ thể của sản phụ, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí có nguy cơ tử vong. Sinh mổ không phải lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ sản khoa, mổ đẻ chỉ được chỉ định khi mẹ hoặc thai có nguy cơ về sức khỏe.

Trắc nghiệm: Những điều cần biết về kiêng cữ sau sinh

Sau sinh, cơ thể sản phụ sẽ có rất nhiều sự thay đổi, việc thực hiện tốt các kiêng cữ sau sinh và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình hồi phục sức khỏe. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về kiêng cữ sau sinh và thực hiện sao cho phù hợp nhất.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Tạ Quốc Bản , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Tạ Quốc Bản
Tạ Quốc Bản
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Sản phụ khoa
Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

3. Nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh

  • Nhiễm khuẩn vết cắt khâu ở vùng tầng sinh môn, âm hộ làm cho khu vực này phù nề, sưng to, vết khâu có mủ.
  • Nhiễm khuẩn ở âm đạo, cổ tử cung khiến sản phụ ra rất nhiều dịch có mùi hôi, thăm khám sản phụ rất đau đớn.
  • Nhiễm khuẩn tử cung tuy gặp ít nhưng nặng nề hơn, sản phụ ra nhiều dịch có mùi hôi thối, có khi lẫn máu, khám tử cung rất đau, đau mỗi khi đụng tới.
  • Nhiễm khuẩn phần phụ như vòi trứng, buồng trứng, các dây chằng... thường diễn biến kéo dài, dễ thành trở thành mãn tính nếu không điều trị đến nơi đến chốn.
  • Viêm phúc mạc tiểu khung và viêm phúc mạc toàn bộ nếu vi khuẩn từ bộ máy sinh dục xâm nhập đến tiểu khung và ổ bụng. Hiện tượng này rất nguy hiểm, cần phải mổ dẫn lưu mủ, tuy nhiên rất dễ để lại di chứng sau mổ.
  • Viêm tắc tĩnh mạch tiểu khung hay tĩnh mạch chi dưới: Biểu hiện là chân bị phù to, nóng và đau. Tình trạng này có thể gây tử vong đột ngột nếu cục máu đông di chuyển đến tim gây nhồi máu cơ tim, di chuyển lên não gây nhồi máu não, di chuyển đến phổi gây tắc mạch phổi.. vì vậy phải sớm cố định và băng ép chi bị viêm tắc.
  • Bên cạnh đó, vi khuẩn có thể từ cơ quan sinh dục đi thẳng vào máu gây nhiễm khuẩn huyết nặng, rất khó điều trị và có tỉ lệ tử vong rất cao.

Nhiễm trùng vết mổ có thể gây nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm trùng vết mổ có thể gây nhiễm khuẩn huyết

4. Điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Bình thường sau khi sinh, tử cung sẽ co hồi dần, sản dịch ra ít, nhạt màu dần và hết hẳn sau 2 tuần. Nếu sau khi sinh 3 - 4 ngày, sản phụ còn sốt 38 - 39 độ C, tử cung co hồi chậm, sản dịch ra ít như bị ứ lại hoặc có mùi hôi, ấn vào tử cung di động, tử cung đau thì phải nghĩ tới nhiễm khuẩn sau sinh. Nếu nhiễm khuẩn vết mổ sau sinh tại tầng sinh môn và âm hộ, nên rửa sạch tầng sinh môn, âm hộ bằng nước sát khuẩn, cắt chỉ sẽ được thực hiện sớm nếu có khâu tầng sinh môn và thường dùng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân.

Hầu hết các nhiễm trùng vết mổ lấy thai sau sinh có thể được điều trị bằng kháng sinh. Loại kháng sinh còn tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn cũng như tác nhân gây bệnh. Liền sẹo vết mổ sau sinh là một quá trình phức tạp trải qua 4 giai đoạn chồng lấp lên nhau: giai đoạn xuất huyết và phản ứng viêm, giai đoạn biểu mô hóa, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo. Ngoài điều trị kháng sinh còn phải làm sạch ổ nhiễm khuẩn: Làm sạch buồng tử cung, vết thương tại âm đạo tầng sinh môn, dẫn lưu tiểu khung....

Chăm sóc vết mổ ở sản phụ có cơ địa sẹo lồi cần hết sức kỹ lưỡng, tránh nhiễm trùng, tránh việc căng da quá mức. Thay băng hàng ngày với nước rửa dung dịch Betadin, từ ngày thứ 3 trở đi có thể để hở da và không cần thay băng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe