Điều trị nấm Candida tái phát

Nấm candida hay còn gọi là nấm âm đạo là tình trạng viêm âm đạo, thường xảy ra ở nữ giới. Người nhiễm nấm candida thường có cảm giác đau rát, ngứa ngáy vùng âm đạo. Để điều trị nấm candida cần sử dụng thuốc đúng và đủ để không không tái phát hay gặp bất kỳ biến chứng nào.

1. Nấm Candida là gì?

Nhiễm nấm candida là tình trạng viêm đường âm đạo do nấm phát triển quá mức. Người nhiễm loại nấm này thường xuất hiện các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy hay tiết dịch bất thường tại vùng âm đạo, âm hộ (cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ).

Có thể nói đầy là một bệnh lý phổ biến, có tới 75% phụ nữ nhiễm nấm ít nhất một lần trong cuộc đời. Nếu điều trị không triệt để bệnh có thể tái phát và khó chữa khỏi dứt điểm. Bệnh này không được xem là bệnh lây truyền qua đường tình dục, tuy nhiên nó thường xuất hiện sau lần quan hệ đầu tiên. Quan hệ tình dục đường miệng cũng có khả năng nhiễm nấm candida.

Khi điều trị nấm candida cần sử dụng đúng và đủ liều thuốc quy định để điều trị dứt điểm bệnh mà không xảy ra các biến chứng. Với những trường hợp nhiễm nấm thường xuyên khoảng trên 4 lần/năm, bạn cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như có phác đồ điều trị rõ ràng.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm nấm candida

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các trường hợp viêm đường âm đạo đều do nấm Candida albicans gây ra. Tại vùng âm đạo, hệ khuẩn luôn có sự cân bằng giữa nấm và các vi khuẩn thường trú. Trong đó vi khuẩn thường trú Lactobacillus có vai trò kìm hãm sự phát triển quá mức của nấm. Nếu nấm phát triển quá mức hay chúng xâm nhập vào các lớp tế bào âm đạo sẽ làm cho sự cân bằng của hệ khuẩn bị phá vỡ. Những điều dẫn đến tình trạng này là do:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: có nhiều loại thuốc kháng sinh có thể khiến mất cân bằng hệ khuẩn âm đạo
  • Mang thai
  • Cơ thể bị suy giảm miễn dịch
  • Bệnh đái tháo đường không kiểm soát
  • Sử dụng các thuốc trong thành phần có chứa hormone làm tăng estrogen (nội tiết tố nữ) quá mức

Tìm ra được nguyên nhân sẽ giúp điều trị nấm candida hiệu quả hơn
Tìm ra được nguyên nhân sẽ giúp điều trị nấm candida hiệu quả hơn

3. Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm nấm candida

Các triệu chứng khi nhiễm loại nấm này có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người. Ngoài ra, chúng có các thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Tại vùng âm đạo hoặc âm hộ có cảm giác ngứa, khó chịu
  • Khi quan hệ hay đi tiểu thấy nóng rát vùng kín
  • Âm đạo sưng đỏ
  • Khi quan hệ thường đau, khô rát vùng âm đạo
  • Dịch âm đạo bất thường, có các mảng trắng dày, bở (quát sát giống phô mai)

4. Biến chứng có thể xảy ra nếu không được điều trị triệt để

Có hai loại viêm âm đạo do nấm là biến chứng và không có biến chứng. Nếu như bạn có một trong các triệu chứng sau, tình trạng của bạn sẽ được xếp vào loại có biến chứng:

  • Mức độ nặng: Tại âm đạo có biểu hiện viêm đỏ, xuất hiện các vết loét hoặc vết nứt. Bệnh nhân có cảm giác đau nhiều ở những vùng này.
  • Trong một năm nhiễm nấm 4 lần hoặc nhiều hơn
  • Có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm, đặc biệt ở người nhiễm HIV
  • Nhiễm nấm không điển hình

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi thấy các triệu chứng bất thường tại vùng âm đạo. Nếu bạn đang trong quá trình điều trị nấm, khi thấy bệnh tình không thuyên giảm sau khi dùng thuốc hãy tìm đến bác sĩ để có biện pháp tốt hơn.


Người bệnh có thể gặp biến chứng nếu không điều trị nấm Candida
Người bệnh có thể gặp biến chứng nếu không điều trị nấm Candida

5. Cách điều trị nấm candida

Để điều trị nấm còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh và mức độ tái phát (có thường xuyên hay không). Đối với những trường hợp nhẹ đến vừa, ít tái phát sẽ có cách điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc đặt âm đạo trong thời gian ngắn, ví dụ như: thuốc kháng nấm, thông thường được bác sĩ chỉ định dùng trong 3 đến 7 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng nấm được điều chế ở dạng kem, thuốc mỡ hoặc dạng viên đặt.
  • Điều trị chỉ với liều thuốc duy nhất bằng đường uống. Với những trường hợp nặng có thể được yêu cầu điều trị dài ngày hơn với liều lượng nhiều hơn.

Tuy nhiên đối với phụ nữ đang mang thai không nên dùng thuốc kháng nấm liều cao bằng đường uống.

Cách điều trị nấm candida tái phát hoặc trường hợp nặng

Nếu như bạn đã làm theo đúng chỉ định của bác sĩ mà bệnh vẫn không thuyên giảm hay có hiện tượng tái phát trong vòng 2 tháng sau hay thông báo ngay cho bác sĩ của mình để có biện pháp thay thế.

Đối với những trường hợp ở mức độ nặng, tái đi tái lại nhiều lần sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị mạnh hơn như:

  • Sử dụng thuốc đặt âm đạo dài ngày, dùng thuốc kháng nấm trong vòng 2 tuần (dùng liên tục mỗi ngày). Trong 6 tháng sau uống mỗi liều 1 tuần. Bạn nên tuân thủ chặt chẽ để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
  • Uống thuốc kháng nấm đa liều
  • Tìm ra các nguyên nhân gây nên viêm âm đạo do nấm có biến chứng.

Bệnh viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida là một căn bệnh khá phổ biến. Nếu bạn thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào bất thường hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Trong trường hợp bạn đã điều trị nấm âm đạo trước đây hãy thông báo chi tiết về thời gian và quá trình điều trị cho bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe