Điều trị hội chứng cai rượu

Nghiện rượu là một bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay, chiếm khoảng 1-10% dân số và gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, tâm lý, đời sống của nhiều người. Việc ngừng hoặc bỏ rượu cũng gặp nhiều khó khăn do bệnh nhân thường gặp phải hội chứng cai rượu với những dấu hiệu và diễn biến khó lường.

1. Tổng quan về hội chứng cai rượu

Những người nghiện rượu nếu đột ngột bỏ rượu hoặc ngừng uống rượu sẽ thường gặp một loạt các thay đổi trong cơ thể, nhiều khi có thể nguy hiểm tới tính mạng. Hội chứng xuất hiện sau khi người bệnh đột ngột bỏ rượu gọi là hội chứng cai rượu (Alcohol Withdrawal Syndrome - AWS).

Hội chứng cai rượu (hội chứng ngưng rượu) xuất hiện ở những người đã nghiện rượu rồi, nhưng vì một lý do nào đấy họ ngừng uống đột ngột hoặc giảm đáng kể lượng rượu nạp vào cơ thể hàng ngày, như:


Hội chứng cai rượu (hội chứng ngưng rượu) xuất hiện ở những người đã nghiện rượu rồi, nhưng vì một lý do nào đấy họ ngừng uống đột ngột
Hội chứng cai rượu (hội chứng ngưng rượu) xuất hiện ở những người đã nghiện rượu rồi, nhưng vì một lý do nào đấy họ ngừng uống đột ngột

2. Biểu hiện và tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai rượu

Thường sau khi ngưng uống rượu, trong vòng từ 6-24 giờ bệnh nhân sẽ có các biểu hiện:

  • Thèm rượu mãnh liệt: Đây là dấu hiệu bắt buộc có ở tất cả những người cai rượu. Bệnh nhân sẽ thèm rượu đến mức mọi suy nghĩ và hành động thường chỉ tập trung vào việc nạp thêm rượu vào cơ thể.
  • Chán ăn, nôn, buồn nôn: Bệnh nhân thường trong trạng thái chán ăn, không muốn ăn gì. Nếu ăn sẽ thường buồn nôn, nôn khan hoặc nôn hết thức ăn vừa ăn, trừ rượu.
  • Run tay chân: Thường xuất hiện sau khi ngừng uống rượu khoảng 2-3 giờ. Bệnh nhân bị run tay chân, đi đứng loạng choạng khó giữ thăng bằng.
  • Lo lắng quá mức: Vào ngày thứ 2 sau khi cai rượu, bệnh nhân dễ lo lắng hoang mang, thường sợ điều gì không lành sẽ xảy ra với họ. Bệnh nhân dễ bị lú lẫn, tình trạng có xu hướng tăng lên về buổi tối.
  • Nhịp tim nhanh, huyết áp cao, vã mồ hôi: Bệnh nhân có thể có mạch nhanh trên 100 lần/phút, huyết áp cao có thể lên tới 180-200mmHg, tăng giảm bất thường. Thân nhiệt tăng tới 38-39 độ C do run cơ, mất nước, mất điện giải. Những triệu chứng này thường thể hiện rõ nhất sau 24-36 giờ ngưng rượu và mất dần sau 48 giờ.
  • Mất ngủ: Là triệu chứng rất hay gặp trong khi cai rượu. Ngay từ tối đầu tiên sau khi cai rượu bệnh nhân đã khó đi vào giấc ngủ, ngủ nông và dễ gặp ác mộng, dễ thức dậy giữa chừng và cảm thấy mệt mỏi kéo dài. Tình trạng mất ngủ sẽ kéo dài và lên đến đỉnh vào ngày thứ 3, thứ 5 sau khi cai rượu, bệnh nhân có thể bị mất ngủ hoàn toàn.
  • Hoang tưởng và ảo giác: Khoảng 85% bệnh nhân cai rượu sẽ gặp ảo giác, ảo thanh, hoang tưởng nội dung rất phong phú như ghen tuông, bị hãm hại, nhìn thấy ma quỷ...v..v..
  • Kích động tâm thần vận động: Sau khi trải qua những triệu chứng trên, bệnh nhân có thể la hét, chửi bới, đập phá đồ đạc, đánh vợ, con... để có thể tiếp cận lại với rượu.
  • Cơn co giật kiểu động kinh: Bệnh nhân cai rượu thường xuất hiện trong vòng 6 - 48h sau khi ngưng rượu. Các cơn co giật diễn biến bất ngờ và nguy hiểm, cần được theo dõi và xử lý.
  • Sảng rượu: Được xem là 1 trong những cấp cứu về mặt tâm thần, nếu không được can thiệp sớm thì tỷ lệ tử vong của sảng rượu chiếm khoảng 2-10%, thường do biến chứng tim mạch, chuyển hóa hoặc bị nhiễm trùng.

Được xem là 1 trong những cấp cứu về mặt tâm thần, nếu không được can thiệp sớm thì tỷ lệ tử vong của sảng rượu chiếm khoảng 2-10%
Được xem là 1 trong những cấp cứu về mặt tâm thần, nếu không được can thiệp sớm thì tỷ lệ tử vong của sảng rượu chiếm khoảng 2-10%

3. Điều trị nghiện rượu và hội chứng cai rượu

Bệnh nhân nghiện rượu nặng thường sẽ được phân vào bệnh khoa tâm thần và điều trị nội trú. Tại đây, bệnh nhân được yêu cầu ngừng uống rượu đột ngột và được dùng thuốc điều trị hỗ trợ để quá trình cai rượu diễn ra thuận lợi hơn.

3.1. Benzodiazepin

Là lựa chọn đầu tiên để điều trị hội chứng cai rượu vì hiệu quả chống co giật, thời gian chuyển hóa kéo dài, an toàn hơn so với Chlormethiazole, tác động lên hệ thống dẫn truyền thần kinh và ngăn ngừa các biến chứng.

Các thuốc có thể dùng là Diazepam, Chlordiazepoxide và Lorazepam, sử dụng với phác đồ liều cao hoặc liều giảm dần:

  • Liều cao từ đầu: 20mg Diazepam /trong 1-2h đến khi bệnh nhân được an thần. Sau đó dừng thuốc và để hiệu quả của thuốc sẽ giảm từ từ theo chuyển hoá.
  • Liều giảm dần: 5-10mg Diazepam cho mỗi 4 - 6h trong 1 đến 3 ngày, sau đó giảm liều trong 4-7 ngày tiếp sau.

3.2. Phenytoin

Không thấy có hiệu quả nổi bật hơn trong phòng chống các cơn co giật nhưng có thể giảm thiểu các cơn co giật liên tục hoặc co giật cục bộ, áp dụng cho những bệnh nhân có tiền sử bị động kinh hay chấn thương sọ não.

Những bệnh nhân nhập viện có dấu hiệu tổn thương gan do rượu cần theo dõi và chăm sóc kỹ càng để ngăn ngừa hôn mê gan (não gan) nên được chỉ định dùng Lorazepam hoặc do Oxazepam không có quá trình oxy hoá tại gan. Bệnh nhân không thể uống được có thể dùng Lorazepam loại tiêm bắp.

3.3. Điều trị rối loạn điện giải

Những bệnh nhân bị hội chứng cai rượu nặng thường bị rối loạn điện giải, nhất là trong giai đoạn sảng rượu. Bệnh nhân có thể bị mất đến 4-5 lít dịch/ ngày nên cần theo dõi các chỉ số điện giải hàng ngày và điều chỉnh ngay từ khi bệnh nhân nhập viện. Bệnh nhân cũng được khuyến khích uống đủ nước, cung cấp đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin, các yếu tố vi lượng (Mg, Ca, Fe...) cho cơ thể.

Những dấu hiệu của hội chứng cai rượu thường thể hiện rất đa dạng và nhiều khi ẩn trong các trạng thái bệnh lý tiềm ẩn khác. Để khắc phục các triệu chứng này và giúp bệnh nhân cai rượu hoàn toàn đòi hỏi sự kiên nhẫn, quyết tâm của gia đình, y bác sĩ và cả chính bệnh nhân.


Những bệnh nhân bị hội chứng cai rượu nặng thường bị rối loạn điện giải
Những bệnh nhân bị hội chứng cai rượu nặng thường bị rối loạn điện giải

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe