Hạ kali máu cảnh báo bệnh gì?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Hạ kali máu là rối loạn điện giải thường gặp. Có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Kali trong máu bình thường là 3,5 -5mmol/l. Hạ kali máu khi Kali < 3.5 mmol/l.

1. Nguyên nhân hạ kali máu

Tổn thương thận:

Mất kali qua dạ dày và ruột do:

  • Nôn nhiều
  • Thụt tháo hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng
  • Tiêu chảy nhiều
  • Sau phẫu thuật cắt ruột non, dẫn lưu mật, mở thông hồi tràng

Ảnh hưởng của thuốc:

  • Thuốc lợi tiểu thiazid như hydrochlorothiazide hoặc thuốc lợi tiểu quai như furosemide
  • Thuốc trị bệnh hen suyễn hoặc bệnh khí phế thũng (thuốc cường beta-adrenergic như thuốc giãn phế quản, steroid hoặc theophylline)
  • Kháng sinh nhóm Aminoglycosides
  • Thuốc chống nấm amphotericin B

Một số loại thuốc có thể gây hạ kali máu
Một số loại thuốc có thể gây hạ kali máu

Vận chuyển kali vào và ra khỏi tế bào bất thường có thể làm giảm nồng độ kali trong máu:

  • Sử dụng insulin
  • Nhiễm kiềm máu
  • Giảm lượng thức ăn hoặc suy dinh dưỡng
  • Biếng ăn
  • Chứng cuồng ăn vô độ
  • Phẫu thuật giảm béo
  • Nghiện rượu

Nghiện rượu có thể làm giảm nồng độ kali trong máu
Nghiện rượu có thể làm giảm nồng độ kali trong máu

Những nguyên nhân khác như:

  • Vận động viên, người lao động quá sức bị đổ mồ hôi quá mức
  • Thiếu hụt magie
  • Bệnh bạch cầu

Thể lâm sàng đặc biệt (Liệt chu kỳ Westphal thể hạ kali máu nguyên phát): Thường gặp ở lứa tuổi nhỏ đến < 30 tuổi. Diễn biến từ vài giờ đến 1 tuần, hay gặp vào buổi sáng, tái phát nhiều lần. Yếu cơ từ nhẹ đến nặng.


Vận động viên hoạt động quá sức có thể gây hạ kali máu
Vận động viên hoạt động quá sức có thể gây hạ kali máu

2. Xử trí

2.1 Nguyên tắc

Mục tiêu điều trị hạ kali máu ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng của hạ kali máu (rối loạn nhịp tim, liệt cơ, tiêu cơ vân). Việc điều trị cấp cứu phụ thuộc mức độ nặng hạ kali và hoặc tình trạng bệnh phối hợp.
Tìm và điều trị nguyên nhân hạ kali máu.

2.2.Xử trí

2.2.1.Bù kali

Tuỳ theo phân loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Việc điều trị hạ kali máu được bắt đầu ngay khi có kết quả của các xét nghiệm xác định chẩn đoán.

  • Hạ kali máu mức độ nhẹ: những người không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ: Dùng kali đường uống. Cách này dễ quản lý, dễ sử dụng, an toàn, không tốn kém, dễ hấp thu qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên có thể gây kích ứng dạ dày và gây nôn.
  • Hạ kali máu mức độ nặng:
  • Nếu có loạn nhịp tim hoặc liệt cơ, tiêu cơ vân: truyền kali tĩnh mạch.
  • Người bị nghi ngờ hạ kali máu nghiêm trọng cần phải được theo dõi điện tim liên tục trên máy theo dõi đến khi điện tim trở về bình thường.

Truyền kali tĩnh mạch
Truyền kali tĩnh mạch

2.2.2.Điều trị nguyên nhân gây ra hạ kali máu

  • Điều trị tiêu chảy
  • Ngưng dùng thuốc gây hạ kali máu
  • Bổ sung các thực phẩm chứa kali như cà chua, cam hay chuối
  • Bổ sung kali bằng chế độ ăn và thuốc được dùng ở bệnh nhân đang điều trị lợi tiểu.
  • Cần kiểm tra các bất thường chuyển hóa cùng tồn tại như hạ magie máu.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe