Đau họng là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh được kê đơn thì người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị viêm họng tại nhà như sử dụng nước muối, viên ngậm,... cũng đem lại kết quả rất tốt, đây cũng là phương pháp điều trị đau họng tại nhà được nhiều người áp dụng.
1. Đau họng
Đau họng là một trong những tình trạng ảnh hưởng tới sức khỏe phổ biến nhất, đặc biệt là vào thời điểm mùa đông khi thời tiết trở nên lạnh thì các bệnh về đường hô hấp sẽ phát triển nhanh chóng.
Lý do phổ biến nhất khiến bạn bị đau họng là do cảm lạnh hoặc cúm. Các triệu chứng cảm lạnh có xu hướng phát triển chậm, nhưng cúm có xu hướng tấn công bạn nhanh chóng. Nếu bạn bị ho, giọng nói khàn hoặc bạn bị sổ mũi, cảm lạnh là thủ phạm có khả năng cao nhất. Cảm lạnh thông thường ít gây hại hơn cúm và nó thường tấn công mũi, cổ họng và phổi của bạn.
Cổ họng của bạn cảm thấy khô, ngứa và đau thì giọng nói của bạn có thể bị thay đổi. Các triệu chứng của bệnh có thể phát triển từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào nguyên nhân tình trạng bệnh. Chúng có thể bao gồm:
- Giọng khàn khàn
- Sưng ở cổ hoặc hàm của bạn
- Ho
- Amidan có thể bị sưng hoặc đỏ. Bạn cũng có thể có những đốm trắng hoặc mủ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể có một số triệu chứng khác ngoài đau họng. Chúng có thể bao gồm:
- Nhức mỏi cơ thể
- Sốt
- Đau đầu
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Chảy nước mũi và hắt hơi
- Đau dạ dày
2. Một số phương pháp điều trị đau họng tại nhà
2.1. Nước muối
Súc miệng nước muối ấm có thể giúp làm dịu cơn đau họng và phá vỡ dịch tiết. Phương pháp này có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng. Có thể tạo ra một dung dịch nước muối với một nửa muỗng cà phê muối trong một ly nước ấm. Hơn nữa, súc miệng nước muối sẽ có tác dụng giảm sưng và giữ cho cổ họng được sạch hơn. Điều này cần được thực hiện thường xuyên và khoảng cách giữa các lần 3 giờ.
2.2. Viên ngậm chứa bạc hà
Bạc hà được biết đến với khả năng làm mới hơi thở. Viên ngậm chứa tinh dầu bạc cũng có thể làm giảm đau họng. Bởi vì, tinh dầu bạc hà có tác dụng giúp chất nhầy mỏng đi và làm dịu cơn đau họng, ho. Hơn nữa, bạc hà cũng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus.
2.3. Mật ong
Mật ong trộn trong những phương thuốc gia đình phổ biến cho chứng đau họng. Một vài nghiên cứu cho thấy mật ong thậm chí còn hiệu quả hơn trong việc thuần hóa ho vào ban đêm so với các thuốc giảm ho thông thường. Hay một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng mật ong là một phương pháp chữa lành vết thương hiệu quả, làm tăng tốc độ chữa lành bệnh viêm họng.
2.4. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc từ lâu đã được sử dụng cho mục đích y học, như làm dịu cơn đau họng. Nó thường được sử dụng cho các đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và có đặc tính làm se lại.
Một số đánh giá các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hít hơi nước hoa cúc có thể giúp giảm triệu chứng cảm lạnh, bao gồm đau họng. Uống trà hoa cúc cũng có thể mang lại lợi ích tương tự. Cho nên, trà hoa cúc cũng có thể kích thích hệ thống miễn dịch để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng gây ra đau họng ngay từ đầu.
2.5. Baking soda súc miệng
Trong khi súc miệng nước muối được sử dụng phổ biến hơn, thì súc miệng baking soda trộn với nước muối cũng có thể có tác dụng giúp giảm đau họng. Súc miệng theo phương pháp này có thể tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của nấm men và nấm.
Viện Ung thư Quốc gia khuyên nên súc miệng nhẹ nhàng với hỗn hợp gồm 1 cốc nước ấm, 1/4 muỗng cà phê baking soda và 1/8 muỗng cà phê muối. Đồng thời, họ cũng khuyên nên sử dụng dung dịch này mỗi lần cách nhau ba giờ.
2.6. Rễ thục quỳ
Rễ thục quỳ chứa một chất giống như chất nhầy bao phủ và làm dịu cơn đau họng. Sử dụng nó cực kỳ đơn giản, chỉ cần thêm một số rễ khô vào một cốc nước sôi để pha trà. Nhâm nhi hai đến ba lần một ngày có thể giúp giảm đau họng.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường nếu sử dụng rễ cây thục quỳ nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rễ thục quỳ có thể gây ra sự sụt giảm lượng đường trong máu.
2.7. Rễ cam thảo
Rễ cam thảo từ lâu đã được sử dụng để điều trị viêm họng. Nghiên cứu gần đây cho thấy nó có hiệu quả khi trộn với nước để tạo ra dung dịch súc miệng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh phương thuốc này.
2.8. Cây du trơn
Tương tự như rễ thục quỳ, cây du trơn có chứa một chất giống như chất nhầy. Khi trộn với nước, nó tạo thành một lớp gel bóng mượt và làm dịu cổ họng.
Cây du trơn là một phương thuốc truyền thống điều trị đau họng, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa về tác dụng của loại cây này. Bởi vì, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho biết nó có thể làm giảm sự hấp thụ của các loại thuốc khác mà bạn dùng.
2.9. Giấm táo
Giấm táo (ACV) có nhiều công dụng kháng khuẩn tự nhiên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấm táo có tác dụng kháng khuẩn và chống nhiễm trùng. Do tính chất acid của nó có thể được sử dụng để giúp phá vỡ chất nhầy trong cổ họng và ngăn chặn vi khuẩn lây lan.
Nếu cảm thấy đau họng xuất hiện, hãy thử pha loãng 1 đến 2 muỗng ACV trong một cốc nước và súc miệng. Nên sử dụng dung dịch này để súc miệng một đến hai lần mỗi giờ.
2.10. Hạt hồ tiêu hoặc sốt nóng
Hạt hồ tiêu thường được sử dụng như một loại thuốc giảm đau, bởi thành phần có chứa capsaicin-là một hợp chất tự nhiên được biết đến để ngăn chặn các thụ thể đau.
Mặc dù chưa được khoa học chứng minh, ăn hồ tiêu pha với nước ấm và mật ong có thể giúp giảm đau cho bệnh viêm họng. Tuy nhiên, không nên uống hạt hồ tiêu nếu có vết loét mủ trong miệng.
3. Phòng ngừa bệnh viêm họng
Để ngăn ngừa đau họng, hãy tránh xa những người bị bệnh truyền nhiễm như cúm hoặc viêm họng liên cầu khuẩn. Rửa tay thường xuyên. Cố gắng tránh thức ăn cay hoặc có tính acid, đồng thời tránh xa khói hóa chất hoặc khói thuốc có thể gây viêm.
Hiện nay việc điều trị đau họng tại nhà đã trở nên phổ biến vì các nguyên liệu dễ tìm kiếm. Tuy nhiên nếu các phương pháp này không đem lại hiệu quả tốt, tình trạng đau họng kéo dài thì bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com