Nếu con bạn bị điện giật, bạn hãy đưa bé đi khám ngay lập tức vì có thể có những tổn thương bên trong mà bạn không thể nhìn thấy được. Cách phổ biến mà trẻ bị điện giật đó là cắn dây điện, cho các vật dụng bằng kim loại vào trong ổ cắm không được che đậy, điều này hết sức nguy hiểm.
1. Điện giật là gì?
Khi cơ thể cơ thể con người tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện, dòng điện đi qua cơ thể tạo ra cái gọi là điện giật. Tùy thuộc vào điện áp của dòng điện và thời gian tiếp xúc, cú sốc này có thể gây ra bất cứ điều gì từ khó chịu nhẹ đến thương tích nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới biết đi, thường dễ bị điện giật, nhất là khi chúng cắn vào dây điện hoặc cầm một vật bằng kim loại cắm vào ổ cắm, và dòng điện chạy qua cơ thể của trẻ. Điều này có thể đốt cháy cả mô bên trong và bên ngoài, thậm chí có thể gây tổn thương nội tạng của bé.
Một số tác nhân có thể gây ra điện giật bao gồm:
- Đường dây điện
- Tia chớp
- Máy móc điện
- Vũ khí điện
- Thiết bị gia dụng
- Ổ cắm điện
Mặc dù các cú sốc từ các thiết bị gia dụng thường ít nghiêm trọng hơn, nhưng chúng có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng hơn nếu một đứa trẻ nhai dây điện mà chúng ta đang cắm vào ổ cắm có điện.
Ngoài nguồn gây ra điện giật, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của điện giật, bao gồm:
- Cường độ dòng điện đi qua cơ thể
- Khoảng thời gian tiếp xúc với nguồn điện
- Sức khỏe của trẻ
- Đường dẫn điện qua cơ thể
- Loại dòng điện: dòng điện xoay chiều thường gây tổn thương nhiều hơn dòng điện một chiều vì nó làm co cứng cơ khiến trẻ khó loại bỏ nguồn điện ra khỏi cơ thể
2. Các triệu chứng của điện giật ở trẻ em
Chấn thương do điện gây ra có thể từ khó chịu nhất thời cho đến tổn thương cơ quan vĩnh viễn, và thậm chí có thể gây tử vong. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào nguồn điện, điện áp và cường độ của dòng điện, cũng như thời gian trẻ tiếp xúc với dòng điện. Các triệu chứng của điện giật có thể bao gồm:
- Trẻ bị mất ý thức
- Trẻ bị co thắt cơ bắp
- Trẻ có thể bị tê hoặc ngứa ran
- Trẻ có thể cảm thấy khó thở
- Trẻ có thể bị đau đầu
- Trẻ có thể gặp vấn đề về thị lực hoặc thính giác
- Trẻ có thể bị bỏng
- Trẻ có thể bị co giật
- Nhịp tim của trẻ có thể không đều. Trẻ có thể bị ngừng tim khi dòng điện cản trở hoạt động của tim.
- Tổn thương bên trong: các cơ quan có thể bị tổn thương như tim, thận, não, cơ, mô, xương và dây thần kinh do dòng điện đi qua cơ thể.
Điện giật cũng có thể gây ra hội chứng khoang. Điều này xảy ra khi cơ thể bị tổn thương khiến chân tay sưng tấy. Điều này cũng có thể tác động đến các động mạch, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Hội chứng khoang có thể không biểu hiện ngay sau cú sốc, vì vậy bạn cần để ý đến cánh tay và chân của trẻ sau khi bị điện giật.
3. Trẻ bị điện giật có bị ảnh hưởng gì lâu dài không?
Một số trường hợp điện giật có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bé, như:
- Vết bỏng nghiêm trọng có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
- Điện đi qua mắt trẻ có thể gây đục thủy tinh thể.
- Một số cú sốc có thể gây đau liên tục, ngứa ran, tê và yếu cơ do chấn thương nội tạng.
Các tổn thương do điện giật là rất nghiêm trọng, chính vì vậy, điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp càng sớm càng tốt.
4. Cần làm gì khi phát hiện trẻ bị điện giật?
Ngay khi phát hiện trẻ bị điện giật, bạn cần nhanh chóng tách bé ra khỏi nguồn điện. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý những điều sau, nếu không muốn mình cũng bị điện giật:
- Không chạm vào bé nếu bé vẫn tiếp xúc với nguồn điện.
- Ngắt nguồn điện bằng cách rút dây điện hoặc tắt công tắc chính.
- Nếu bạn không thể tắt nguồn điện, hãy di chuyển nguồn điện, chẳng hạn như dây điện, sử dụng vật không dẫn điện để gạt bỏ dây điện ra khỏi người trẻ.
- Không chạm vào dây điện hoặc vũng nước có dòng điện.
- Nếu bạn không thể loại bỏ nguồn điện, bạn cần phải di chuyển bé, hãy sử dụng các vật liệu cách điện như găng tay cao su để kéo con bạn ra. Ngoài ra, bạn hãy đứng lên thứ gì đó khô ráo không dẫn điện, chẳng hạn như thảm cao su, ghế gỗ,...
- Khi đã tách được trẻ ra khỏi nguồn điện, bạn cần nhanh chóng kiểm tra nhịp thở, mạch, màu da và sự tỉnh táo của trẻ. Nếu trẻ không thở hoặc không có nhịp tim, bạn cần tiến hành hô hấp nhân tạo cho trẻ ngay lập tức, trong khi nhờ ai đó tìm sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
Chỉ có các chuyên gia y tế mới có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của bất kỳ chấn thương điện nào. Mặc dù bên ngoài con bạn có thể trông bình thường, chỉ bị tổn thương nhẹ, nhưng có thể có những tổn thương bên trong nghiêm trọng hơn. Do đó, sau khi loại bỏ nguồn điện khỏi người trẻ, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Trẻ bị điện giật nên được bác sĩ nhi khoa khám vì sốc có thể gây tổn thương bên trong mà bạn không thể phát hiện được.
Nếu trẻ bị bỏng, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và băng bó vết bỏng trên bề mặt da và yêu cầu xét nghiệm để tìm các dấu hiệu tổn thương các cơ quan nội tạng nếu có.
Nếu trẻ cắn dây điện, trẻ có thể bị bỏng ở trong miệng, vết bỏng thường sâu hơn nhiều so với biểu hiện của chúng. Trẻ có thể phải phẫu thuật sau khi điều trị ban đầu. Bạn cần phải cảnh giác với khả năng chảy máu do bỏng miệng trong vòng vài giờ hoặc có thể là vài ngày sau khi bị bỏng. Nếu bạn phát hiện trẻ chảy máu, hãy đắp một miếng gạc sạch vào đó và đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
5. Các biện pháp phòng tránh điện giật ở trẻ em
Đê bảo vệ con bạn khỏi bị điện giật, bạn cần làm các việc sau đây:
- Che các ổ cắm bằng nắp đậy và đặt đồ đạc nặng trước ổ điện nếu có thể.
- Vứt bỏ các vật dụng có dây điện cũ hoặc sờn.
- Để dây điện tránh xa tầm tay của trẻ.
- Kiểm tra kỹ xem các ổ cắm trong phòng tắm, nhà bếp và sân có bộ ngắt mạch nối đất (GFCI) không. GFCI là thiết bị ngắt mạch hoạt động nhanh, được thiết kế để ngăn ngừa điện giật ngẫu nhiên bằng cách ngắt nguồn nếu dòng điện bị gián đoạn.
- Rút phích cắm của các thiết bị khi không sử dụng, đặc biệt là các thiết bị điện trong nhà bếp và phòng tắm.
- Khi ở ngoài trời với con bạn, hãy chú ý các cột điện bị gãy và dây điện bị rơi, đặc biệt là sau khi có mưa bão.
- Luôn chú ý quan sát khi con bạn chơi ở khu vực tiềm ẩn các nguy cơ gây điện giật.
- Kiểm tra đồ chơi điện tử và vứt bỏ bất kỳ thứ gì phát ra tia lửa, có mùi lạ hoặc bạn cảm thấy nó bị nóng.
- Đặt tivi và thiết bị âm thanh sát tường để con bạn không thể với dây điện của các thiết bị này.
- Với trẻ em trên 12 tuổi, hầu hết các chấn thương do điện giật là do trẻ khám phá hoặc chơi xung quanh các vật dụng, hệ thống điện có công suất lớn. Bạn cần giải thích cho trẻ vị thành niên rằng chúng không nên trèo lên cột điện, không chơi gần máy biến áp,...
Trẻ bị điện giật có thể bị tổn thương nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Chính vì vậy, khi phát hiện trẻ bị điện giật, cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi nguồn điện, nhờ người gọi cấp cứu trong khi bạn kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ, hô hấp nhân tạo cho trẻ nếu trẻ bị ngừng tim, ngừng thở.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com, healthychildren.org, webmd.com, healthline.com, hopkinsmedicine.org
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong