Dịch cúm A đang bùng phát và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ. Bệnh diễn biến với nhiều mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng như suy hô hấp nặng, người bệnh phải thở máy. Vì vậy, nếu nhận biết sớm các triệu chứng của cúm A sẽ giúp cho người bệnh xử trí kịp thời và tránh được các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
1. So sánh dịch cúm A với các dịch cúm khác
Cúm A là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1, H7N9 gây nên. Trong đó cúm A H5N1 và A/H7N9 là một loại huyết thành của virus cúm A nhưng thường lưu hành ở các loài gia cầm đồng thời có khả năng nhiễm sang người và tạo thành dịch bệnh. Cúm A thường có những triệu chứng và biểu hiện khá giống với cúm thông thường. Tuy nhiên, bệnh sẽ kèm một số dấu hiệu nguy hiểm do virus cúm A có động lực cao có thể khiến người bệnh tử vong nhanh, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ đại dịch vì vậy cần theo dõi chặt chẽ nếu mắc bệnh này.
So sánh cúm A với các loại cúm khác cho thấy, khác với cúm A thì cúm B do virus lành tính gây ra triệu chứng cảm cúm thông thường ở người, và đường lây truyền qua đường hô hấp. Người mắc bệnh có các triệu chứng như sốt và có thể sốt rất cao và sốt đột ngột, viêm đường hô hấp trên, ho, sưng đau họng, nhưng khá ít khi xuất hiện các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản. Thời gian ủ bệnh của cúm B thường diễn ra từ 1 đến 3 ngày và diễn biến bệnh từ 3 đến 5 ngày. Hầu hết mọi người đều có thể mắc bệnh đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, người già, và người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc những người mắc bệnh mãn tính. Và đa phần người bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày khi được nghỉ ngơi. Cúm B không gây ra đại dịch.
Cúm C được gây ra bởi virus loại C, thường rất ít khi gặp và gây bệnh nhẹ hơn với các trường hợp do virus nhóm A, B. Bệnh có các triệu chứng lâm sàng không điển hình và không gây dịch. Các trường hợp nhiễm virus loại D rất hiếm so với các loại A, B, B. Virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc nhiều hơn và có thể không lây nhiễm cho người.
Qua sự so sánh này cho thấy, virus cúm A khá phổ biến nhưng lại nguy hiểm và dễ lây lan sang người.
2. Các triệu chứng có thể xuất hiện của bệnh cúm A
Cúm A là tình trạng nhiễm virus cấp tính đường hô hấp và các biểu hiện như sốt, đau cơ, mệt mỏi, viêm long đường hô hấp, đau họng, và có thể đi kèm theo các triệu chứng của đường tiêu hoá như buồn nôn, nôn, ỉa chảy. Đặc biệt đối tượng trẻ em có các bệnh mãn tính, cơ địa béo phì thì khả năng bị nhiễm cúm A là rất cao và dễ gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi,hoặc một số trường hợp có thể bị viêm não, tử vong.
3. Cách xử trí khi mắc bệnh cúm A
- Theo các chuyên gia y tế cho biết, việc xử trí trẻ nghi ngờ nhiễm cúm A chủ yếu được điều trị hỗ trợ như hạ sốt, bổ sung nước điện giải, tăng cường chất dinh dưỡng cho trẻ, vệ sinh mũi họng, và đặc biệt hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác hoặc người khác có cơ địa suy giảm miễn dịch.
- Tạo cho trẻ có môi trường thoáng khí, nhiệt độ mát để hạn chế tình trạng nhiễm virus ở trẻ.
- Thêm vào đó nên thực hiện tiêm vòng vaccine cúm cho trẻ hàng năm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và đồng thời ngừa nhiễm bệnh hoặc giảm mức độ nặng khi có bệnh.
- Những trẻ bị nhiễm cúm A cha mẹ cần thực hiện theo dõi những dấu hiệu nặng có thể xuất hiện.
- Cha mẹ đưa trẻ đi khám và điều trị ngày nếu trẻ gặp phải tình trạng khó thở, thở nhanh, lồng ngực rút lõm, thâm môi, li bì, kích thích vật vã, kém ăn hoặc bỏ ăn, nôn nhiều...
- Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus cần được sử chỉ định của bác sĩ sau khi khám và đánh giá mức độ mắc bệnh.
4. Phòng ngừa bệnh cúm A
Để phòng ngừa cúm A cho trẻ em và thành viên trong gia đình thì cách nhất có thể thực hiện được là tiêm vaccine hàng năm. Đối tượng ưu tiên thực hiện việc này bao gồm những người có yếu tố nguy cơ cao như: người có tuổi trên 65, người có bệnh mãn tính, phụ nữ có thai... Thời điểm thích hợp nhất để tiêm vaccine phòng ngừa dịch bệnh cúm vào thời điểm tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc sử dụng nước sát khuẩn. Nên lưu ý khi ho hoặc hắt hơi nên che miệng để tránh cho những giọt bắn có chứa virus phát tán ra ngoài và lây truyền bệnh cho người khoẻ mạnh.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vệ sinh bề mặt vận dụng trong nhà và tạo cho môi trường sống luôn xanh sạch.
Bạn nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày và nếu có những biểu hiện ho hoặc sốt bất thường thì nên cách ly và đi khám bệnh để được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, để tăng cường miễn dịch thì bạn nên uống đủ nước, giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như không gian sống, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
Không nên tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng virus mà cần phải được bác sĩ khám và chỉ định sử dụng thuốc. Thêm vào đó, bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt.
5. Nên thực hiện tiêm phòng cúm A càng sớm càng tốt
Bệnh cúm A do virus nên hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng này. Do đó, tiêm phòng vacxin cúm A là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.Bởi vì, vaccine cúm có thể giúp cơ thể tạo ra kháng thể đồng thời chủ động bảo vệ lên đến 97% sự tấn công của virus cúm. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, những người tiêm vaccine cúm nếu không may mắc bệnh ở chủng khác thì nguy cơ biến chứng nặng do cúm cũng sẽ nhẹ hơn, thời gian mắc bệnh cũng ngắn hơn.
Với trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể thực hiện tiêm vaccine giúp làm giảm nguy cơ tử vong do cúm. Hoặc trường hợp phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu, do cơ thể có nhiều biến đổi và suy giảm hệ miễn dịch. Nếu bị nhiễm cúm A thì người mẹ có khả năng sinh con non hoặc sảy thai. Vì vậy, phụ nữ trước khi mang thai cần thực hiện tiêm vaccine phòng ngừa cúm cả cho mẹ và thai nhi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.