Đậu phộng không thực sự là một loại hạt, đậu phộng là cây họ đậu (cùng họ với đậu Hà Lan và đậu lăng) các protein trong đậu phộng có cấu trúc tương tự như trong các loại hạt cây. Vì lý do này, những người bị dị ứng với đậu phộng cũng có thể bị dị ứng với các loại hạt cây. Bên cạnh đó dị ứng thực phẩm là vô cùng phổ biến và hiện nay đang có xu hướng tăng lên. Vậy những loại hạt và thực phẩm nào có thể gây ra dị ứng?
1. Dị ứng đậu phộng và các loại hạt là gì?
Dị ứng đậu phộng và các loại hạt là tình trạng khi bạn ăn một số loại hạt gây ra phản ứng miễn dịch bất thường. Nguyên nhân do hệ thống miễn dịch của bạn nhận ra một số protein trong thực phẩm là có hại. Sau đó, cơ thể của bạn khởi động một loạt các biện pháp bảo vệ, bao gồm giải phóng histamin, gây viêm.
Đối với những người bị dị ứng thực phẩm, ngay cả khi tiếp xúc với một lượng rất nhỏ của thực phẩm có vấn đề cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng.
1.1 Nguyên nhân gây dị ứng hạt
Các protein nhỏ có trong các loại hạt không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt hoặc axit, vì vậy chúng vẫn còn nguyên vẹn sau khi được chế biến, nấu chín hoặc thậm chí tiêu hóa. Một số người nhạy cảm với những protein nguyên vẹn này và cơ thể họ tạo ra kháng thể để chống lại chúng.
Các kháng thể bám vào các protein, điều này kích hoạt hệ thống miễn dịch giải phóng một chất hóa học gọi là histamine. Histamine là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của phản ứng dị ứng.
2. Những triệu chứng điển hình trong dị ứng
2.1 Phản ứng da
Phản ứng da nhẹ của dị ứng các loại hạt thường bao gồm:
- Phát ban
- Sưng các chi
- Đau
Thuốc kháng histamin như diphenhydramine (Benadryl) hoặc loratadin (Claritin) có thể giúp giảm phát ban và phát ban. Chườm lạnh và ướt cũng có thể giúp làm dịu da bị kích ứng.
2.2 Các triệu chứng ảnh hưởng đến mắt, mũi, cổ họng
Dị ứng hay ảnh hưởng đến đường hô hấp trên. Các triệu chứng phổ biến bao gồm
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Hắt hơi
- Đau họng
- Ngứa hoặc chảy nước mắt
Dùng thuốc kháng histamin có thể giúp giảm sổ mũi và kích thích mắt. Trong trường hợp tình trạng sổ mũi kéo dài, hãy thử kết hợp với thuốc thông mũi như pseudoephedrine (Sudafed).
2.3 Rối loạn tiêu hóa
Một vài người khi dị ứng thực phẩm thường gặp các vấn đề về tiêu hóa, vì các protein gây dị ứng đi qua dạ dày và ruột. Các phản ứng tiêu hóa hay xảy ra sau vài giờ sau khi ăn các loại hạt. Thông thường sẽ có các triệu chứng
- Buồn nôn
- Co thắt dạ dày
Nếu phản ứng dị ứng nghiêm trọng sẽ có các biểu hiện:
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Khó thở
Nguyên nhân do sưng tấy đường thở bởi phản ứng dị ứng, đường thở có thể bị co thắt hoặc bít tắc hoàn toàn. Khó thở có thể chuyển thành hen suyễn dị ứng, một trong những tình trạng gây ra đường thở bị co lại và hạn chế luồng không khí. Điều này cũng có thể là nguyên nhân gây sốc phản vệ khiến cổ họng sưng lên, gây khó thở.
2.4 Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng và nguy hiểm. Trong sốc phản vệ, cổ họng và đường thở sưng lên và bị tắc nghẽn. Việc này khiến bạn khó thở, thậm chí đôi khi không thể thở được. Nó cũng gây ra các triệu chứng khác, bao gồm:
- Phù
- Mày đay, mẩn ngứa
- Huyết áp thấp
- Thay đổi nhip tim
- Lú lẫn
3. Phải làm gì khi cơ thể bị dị ứng?
Cách tốt nhất để không bị dị ứng là nên tránh xa những loại thực phẩm có nguy cơ cao hoặc bạn là người có cơ địa dễ dị ứng. Nếu bạn vô tình ăn phải thứ gì đó có hạt, hãy để ý các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ ), như khó thở hoặc khó nuốt, tức ngực, đau dạ dày, nôn mửa hoặc cảm giác chết chóc. Những phản ứng này có thể đe dọa đến tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Lúc này điều bạn cần làm là nên nằm thẳng lưng và gọi ngay xe cấp cứu. Bên cạnh đó, ghi nhớ loại hạt khiến bạn bị dị ứng để thông báo cho bác sĩ biết.
4. Các loại hạt và thực phẩm có chứa hạt gây dị ứng mà bạn cần tránh
Các loại hạt bao gồm:
- Quả hạch Brazil
- Hạt điều
- Hạt dẻ cười
- Hạt phỉ
- Hạt macadamia
- Hạt hồ trăn
- Quả óc chó
Bạn cũng có thể tìm thấy đậu phộng hoặc hạt cây trong những thứ sau:
- Đồ nướng: bánh quy, kẹo, bánh ngọt, vỏ bánh nướng và các loại khác
- Kẹo: đặc biệt là kẹo socola, như kẹo socola hạnh nhân...
- Đồ ngọt khác: kem, món tráng miệng đông lạnh, bánh pudding
- Ngũ cốc
- Súp
- Bánh mì hạt
- Thanh năng lượng
- Các món ăn của Mexico, Thái Lan, Địa Trung Hải, Ấn Độ...
- Salad và nước sốt Salad
- Nước chấm, các loại nước sốt như sốt thịt nướng, men...
- Dầu ép từ các loại hạt
5. Cần làm gì để ngăn ngừa dị ứng hạt
Trước tiên cần kiểm tra bao bì thực phẩm thật kỹ khi mua hàng đề phòng trong loại thực phẩm đó loại hạt khiến bạn bị dị ứng. Ngay cả các loại kem dưỡng da, thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm có thành phần các loại hạt khiến bạn bị dị ứng, lưu ý kiểm tra thành phần thực phẩm trên tem mác.
Dị ứng đậu phộng và dị ứng thực phẩm là tình trạng rất thường gặp và luôn tiềm ẩn nhiều mối đe dọa đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, những người hay bị dị ứng cần chú ý đến việc bổ sung thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày để hạn chế những rủi ro ở mức thấp nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com - healthline.com