Dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Chung Thị Mộng Thuý - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Dị ứng thức ăn có tỉ lệ cao ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vì, hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ lúc này còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao. Cho nên khi cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm mới có tính dị nguyên cao thì phản ứng của trẻ dễ phát triển thành dị ứng.

1. Dị ứng thực phẩm là gì?

Dị ứng thực phẩm hay dị ứng thức ăn là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch đối với các protein bình thường vô hại (dị nguyên) trong một loại thực phẩm cụ thể. Khi một em bé bị dị ứng ăn phải thực phẩm này, cơ thể của trẻ sẽ sản sinh ra các kháng thể phản ứng với các dị nguyên lạ này và gây bệnh cho trẻ.

Gần 8% trẻ em ở Hoa Kỳ có ít nhất một lần bị dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh. Phản ứng dị ứng có thể xảy ra tức thì hoặc phản ứng chậm kéo dài sau 1 thời gian.

2. Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm

Nếu em bé của bạn có phản ứng dị ứng với thứ mà bé ăn phải, các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng vài phút hoặc phát triển vài giờ, vài ngày sau đó. Hầu hết trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn đều có phản ứng nhẹ. Nếu em bé của bạn bị dị ứng nghiêm trọng, thì các triệu chứng thường phát triển nhanh và nguy kịch.

2.1 Phản ứng dị ứng nhẹ

Các triệu chứng của phản ứng dị ứng nhẹ với thực phẩm bao gồm:

  • Ngứa, chảy nước mắt
  • Ngứa miệng, mũi và / hoặc tai
  • Da ngứa, mảng đỏ hoặc phát ban
  • Đỏ quanh miệng hoặc mắt
  • Ho khan
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Hắc xì
  • Đau bụng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nôn mửa

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi bé ăn thức ăn mới, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn.


Trẻ có thể gặp tình trạng nôn mửa của phản ứng dị ứng nhẹ với thực phẩm
Trẻ có thể gặp tình trạng nôn mửa của phản ứng dị ứng nhẹ với thực phẩm

2.2 Phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Dị ứng thực phẩm nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ. có thể đe dọa tính mạng trẻ.

Nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi cấp cứu hoặc số điện thoại khẩn cấp tại địa phương của bạn ngay lập tức:

  • Thở khò khè
  • Khó thở
  • Sưng mặt (bao gồm cả môi hoặc lưỡi) diễn tiến nhanh

3. Điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh

3.1. Ngưng ngay thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng.

3.2. Thuốc hỗ trợ:

  • Nếu trẻ bị dị ứng nhẹ, bác sĩ có thể điều trị hỗ trợ kháng histamin.
  • Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng, trẻ cần nhập viện điều trị epinephrine dạng tiêm.
  • Đảm bảo rằng tất cả những người chăm sóc em bé của bạn chẳng hạn như người trông trẻ, người thân, nhân viên giữ trẻ, đều phải biết về bệnh dị ứng và những gì họ không nên cho trẻ ăn. Cho họ hướng dẫn cụ thể chính xác những gì cần làm nếu phát hiện trẻ có phản ứng dị ứng.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với trẻ
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với trẻ

4. Thức ăn có thể gây dị ứng ở trẻ

Tám loại thực phẩm “có khả năng gây dị ứng cao” chiếm 90% các trường hợp dị ứng thực phẩm đã được FDA Hoa Kỳ xếp loại:

  • Sữa bò
  • Trứng
  • Cá (như cá ngừ, cá hồi và cá tuyết)
  • Đậu phộng
  • Hải sản có vỏ như tôm hùm, tôm và cua
  • Đậu nành
  • Các loại hạt cây (như quả óc chó, quả hạch Brazil và hạt điều)
  • Lúa mì.

5. Các yếu tố nguy cơ gây dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh

Các yếu tố nguy cơ cao gây dị ứng thực phẩm bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: có cha mẹ hoặc anh chị em bị dị ứng thực phẩm và bất kỳ loại dị ứng nào khác, bao gồm hen suyễn dị ứng và bệnh chàm, có anh chị em bị dị ứng đậu phộng
  • Đã có lần shock phản vệ với một thực phẩm mới trước đây
  • Đã được chẩn đoán hoặc trước đó xét nghiệm dương tính với dị ứng thực phẩm

Nếu em bé của bạn có nguy cơ cao bị dị ứng thực phẩm, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng trước khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm hoặc cho trẻ ăn thức ăn mới. Một số trẻ sơ sinh có thể cần được chăm sóc thêm và có kế hoạch cho ăn tùy chỉnh.

6. Làm thế nào để giảm nguy cơ phát triển dị ứng thực phẩm của con bạn?

Viện Hàn lâm Dị ứng và Miễn dịch học Hoa Kỳ khuyên bạn nên cho bé làm quen với các loại thực phẩm thường gây dị ứng từ 4 đến 6 tháng tuổi miễn là:

  • Em bé của bạn đã sẵn sàng phát triển cho thức ăn đặc.
  • Con bạn đã thử một vài loại thức ăn truyền thống đầu tiên và không có bất kỳ phản ứng dị ứng nào.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 3 đến 4 tháng đầu giúp giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh dị ứng trong hai năm đầu đời.

Cha mẹ cần lựa chọn các loại thực phẩm cho trẻ ăn dặm phù hợp với lứa tuổi của trẻ
Cha mẹ cần lựa chọn các loại thực phẩm cho trẻ ăn dặm phù hợp với lứa tuổi của trẻ

7. Chẩn đoán dị ứng thực phẩm ở một em bé

Bạn có thể xác định dị nguyên gây dị ứng của trẻ thông qua các xét nghiệm tìm dị nguyên cho trẻ tại bệnh viện..

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe