Dị ứng theo mùa ở trẻ em

Sự kết hợp giữa di truyền và các yếu tố môi trường có thể khiến trẻ bị dị ứng theo mùa. Mặc dù không thể thay đổi gen di truyền, nhưng bạn có thể giảm hoặc trì hoãn phản ứng và triệu chứng của trẻ bằng cách giảm thiểu sự tiếp xúc với các chất kích thích.

1. Dị ứng theo mùa là gì?

Dị ứng theo mùa còn được gọi là viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng phấn hoa cỏ. Đây là phản ứng của cơ thể với các phần tử trong không khí như phấn hoa hoặc nấm mốc. Loại dị ứng này bùng phát vào những thời điểm nhất định trong năm, khi một số cây hoặc cỏ dại đang nở hoa, hoặc khi nấm mốc giải phóng bào tử vào không khí.

Dị ứng theo mùa rất phổ biến và ảnh hưởng đến hơn 5 triệu trẻ em mỗi năm ở Hoa Kỳ. Sự kết hợp giữa gen di truyền và tương tác với các chất gây kích ứng trong môi trường khiến một số người bị dị ứng theo mùa. Họ là những người có hệ thống miễn dịch “siêu cảnh giác” - luôn đề phòng và phản ứng với các chất lạ.

Khi trẻ em hoặc người lớn bị dị ứng hít phải phấn hoa hoặc bào tử nấm mốc, cơ thể sẽ coi đây là “kẻ xâm lược nguy hiểm” và phản ứng bằng cách giải phóng histamin và các hóa chất khác. Histamine làm viêm mũi và đường thở, trong khi đó các hóa chất khác góp phần gây ra những triệu chứng đặc trưng.


Dị ứng theo mùa còn được gọi là viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng phấn hoa cỏ
Dị ứng theo mùa còn được gọi là viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng phấn hoa cỏ

2. Các triệu chứng dị ứng theo mùa

Các triệu chứng của dị ứng theo mùa ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Ngạt, chảy nước mũi hoặc ngứa mũi
  • Hắt xì
  • Ngứa cổ họng
  • Chảy nước mắt hoặc ngứa mắt
  • Quầng thâm dưới mắt
  • Ngứa tai
  • Không sốt.

Các triệu chứng trên xảy ra vào khoảng thời gian giống nhau hàng năm và thường biến mất sau 4 - 10 tuần. Dấu hiệu khác là trẻ trông khỏe hơn khi ở trong nhà và ô tô có bật điều hòa. Bởi vì máy điều hòa lọc hầu hết phấn hoa trong không khí.

Trong một số trường hợp, dị ứng gây ho và thở khò khè ở trẻ bị hen suyễn. Mặc dù những triệu chứng này cũng có thể gặp khi trẻ bị cảm lạnh thông thường, nhưng cảm lạnh còn gây sốt, trong khi dị ứng thì không.

Thời điểm trẻ bị dị ứng theo mùa sẽ phụ thuộc vào:

  • Loại phấn hoa hoặc nấm mốc gây kích ứng
  • Mức độ nhạy cảm với các chất gây dị ứng theo mùa (một số trẻ chỉ biểu hiện triệu chứng khi hít phải số lượng phấn hoa rất cao)
  • Khí hậu và khu vực bạn sống
  • Thời tiết. Ví dụ, thời tiết nóng, khô và gió sẽ thổi phấn hoa phát tán rộng, làm tăng các triệu chứng dị ứng. Ngược lại, mọi người có xu hướng ít bị dị ứng vào những ngày mưa, nhiều mây hoặc đứng gió, vì phấn hoa không phát tán nhiều. Cuối cùng, một mùa đông ẩm ướt, lạnh giá và một đợt nắng ấm sớm có thể kích hoạt thực vật tạo ra nhiều phấn hoa hơn bình thường.

3. Khi nào cần khám bác sĩ?

Mọi người có thể bị dị ứng theo mùa ở hầu hết mọi lứa tuổi, nhưng thường bắt đầu trước 10 tuổi và đạt đỉnh điểm vào đầu những năm 20 tuổi. Dị ứng theo mùa hiếm khi phát triển ở trẻ em dưới 2 tuổi, vì thông thường phải tiếp xúc nhiều với phấn hoa thì các triệu chứng mới phát triển. Một số trường hợp có thể khỏi bệnh ở tuổi trưởng thành.

Theo đó, các bậc cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng theo mùa với các biểu hiện:

  • Kém tập trung
  • Mệt mỏi vì nghẹt mũi mãn tính, cản trở giấc ngủ
  • Viêm xoangnhiễm trùng tai mãn tính nếu không được điều trị
  • Bộc phát cơn hen cấp
  • Các vấn đề về hành vi.

Ngoài ra, viêm mũi mãn tính, nghẹt mũi hoặc thở bằng miệng có thể dẫn đến dị dạng hàm và răng mọc lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

Bằng cách khám cho trẻ và hỏi phụ huynh về các triệu chứng xảy ra, bác sĩ có thể giúp kiểm soát chứng dị ứng. Một số xét nghiệm dị ứng có thể cần thiết để xác định nguyên nhân chính xác gây ra các triệu chứng của trẻ.


Trong trường hợp trẻ mệt mỏi vì nghẹt mũi, cản trợ giấc ngủ hãy đưa bé đi khám với bác sĩ
Trong trường hợp trẻ mệt mỏi vì nghẹt mũi, cản trợ giấc ngủ hãy đưa bé đi khám với bác sĩ

4. Những loại phấn hoa và nấm mốc gây dị ứng theo mùa ở trẻ em

4.1. Phấn cây cỏ

Loại phấn dễ gây dị ứng theo mùa nhất đến từ:

  • Cây không hoa
  • Cỏ
  • Cỏ dại mọc thấp.

Phấn từ các loài thực vật có hoa thường được phát tán bởi côn trùng, không bay vào không khí, vì vậy ít gây dị ứng.

Các loại cây gây dị ứng phổ biến theo mùa ở một số vùng bao gồm:

  • Mùa xuân: Các loại cây như sồi, gỗ du và bạch dương.
  • Mùa hè: Các loại cỏ như cỏ đuôi mèo (timothy), cỏ gà (bermuda) và cỏ nón cho mèo / cỏ vải (orchard).
  • Cuối mùa hè đến mùa thu: Cỏ dại như cỏ phấn hương (chất gây dị ứng phổ biến nhất), cây ngải đắng và cây tầm ma. Phấn hoa cỏ dại nhỏ, nhẹ, khô và nhiều, do đó dễ dàng phát tán qua không khí. Khoảng một nửa số người bị viêm mũi dị ứng nhạy cảm với phấn cỏ.

4.2. Nấm mốc

Nấm mốc là nấm cực nhỏ. Bào tử nấm mốc xâm nhập vào mũi và có thể gây ra các triệu chứng dị ứng theo mùa tương tự phấn hoa. Có hai loại nấm mốc chính:

  • Nấm mốc ngoài trời: Mọc trên đất, cỏ, lá rụng và khúc gỗ mục nát, tất cả khu vực ẩm ướt và không thoáng khí.
  • Nấm mốc trong nhà: Trong gác xép, tầng hầm, phòng tắm, tủ lạnh và các khu vực lưu trữ thực phẩm, hộp đựng rác, thảm và drap bọc nệm.

Nấm mốc trong nhà có thể gây ra phản ứng dị ứng quanh năm ở những người nhạy cảm, do đó không được coi là dị ứng "theo mùa". Nấm mốc ngoài trời có xu hướng xuất hiện vào mùa hè hoặc mùa thu, nhưng vẫn có thể xảy ra quanh năm ở một số vùng khí hậu.

5. Chẩn đoán và điều trị dị ứng theo mùa ở trẻ em

5.1. Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và khám sức khỏe. Để xác định trẻ bị dị ứng theo mùa với chất gì, bác sĩ có thể có thể:

  • Xét nghiệm chích da / Test lẩy da

Phết vào bề mặt da một giọt chất lỏng gây dị ứng. Sau 15 - 20 phút, bác sĩ chuyên khoa dị ứng sẽ tìm dấu hiệu vết sưng, giống như vết muỗi đốt nhỏ. Có thể kiểm tra nhiều chất cùng lúc, tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn.

  • Xét nghiệm da thứ cấp

Đôi khi bác sĩ sẽ dùng một cây kim nhỏ tiêm chất gây dị ứng có nồng độ thấp vào da sâu hơn. Xét nghiệm trong da được thực hiện khi bác sĩ cần xác định một số chất gây dị ứng nhưng đã cho kết quả âm tính trong test lẩy da trước.

  • Xét nghiệm máu

Giúp kiểm tra các kháng thể đặc trưng cho các chất gây dị ứng cụ thể. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu không phải lúc nào cũng đáng tin cậy vì vẫn có thể phát hiện ra kháng thể không gây triệu chứng dị ứng.

5.2. Điều trị

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, một số trẻ chỉ cần giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây dị ứng theo mùa là đủ. Ngoài ra, các lựa chọn điều trị khác bao gồm:

  • Nước muối rửa mũi: Kiểm soát các phản ứng hô hấp nhẹ.
  • Thuốc kháng histamine: Bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc không kê đơn không gây buồn ngủ hoặc chỉ định một loại thuốc dị ứng thích hợp khác.
  • Chích ngừa dị ứng: Vì hầu hết trẻ em đều bị dị ứng với những chất cụ thể, nên việc tiêm phòng dị ứng nhắm vào các chất gây dị ứng riêng lẻ có thể là lựa chọn tốt nếu thuốc không phát huy tác dụng. Các mũi tiêm phòng dị ứng được xem xét cho trẻ từ 5 tuổi trở lên và cần được bác sĩ chuyên khoa dị ứng đồng ý.

Bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc không kê đơn không gây buồn ngủ hoặc chỉ định một loại thuốc dị ứng thích hợp khác
Bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc không kê đơn không gây buồn ngủ hoặc chỉ định một loại thuốc dị ứng thích hợp khác

6. Cách giảm thiểu tiếp xúc với phấn hoa và nấm mốc

Mặc dù không thể thoát khỏi hoàn toàn phấn hoa khi vào mùa, nhưng bạn có thể giảm thiểu lượng phấn hoa và nấm mốc mà trẻ tiếp xúc bằng cách:

6.1. Trong nhà

  • Giữ nhà sạch sẽ

Cửa sổ, giá sách và lỗ thông hơi của máy điều hòa không khí tích tụ bụi và nấm mốc có thể gây dị ứng. Giặt drap giường hàng tuần bằng nước nóng.

  • Tránh xa các chất kích ứng hóa học

Khói thuốc lá, sơn, thuốc xịt côn trùng, và thậm chí là tấm thảm mới cũng có thể gây kích ứng phổi, làm trầm trọng thêm phản ứng dị ứng theo mùa ở trẻ em.

  • Ngăn ngừa nấm mốc phát triển bên trong nhà

Sử dụng máy hút ẩm, đặc biệt là trong phòng tắm, tầng hầm và phòng giặt là. Vệ sinh máy hút ẩm thường xuyên để ngăn nấm mốc phát triển bên trong.

  • Không phơi quần áo

Nếu trẻ bị dị ứng theo mùa, việc phơi quần áo sẽ làm chất gây dị ứng sẽ tích tụ trên đó. Tốt nhất là hãy sử dụng máy sấy khô.

  • Cho thú cưng ở ngoài

Nếu buộc phải để vật nuôi ở trong nhà thì không cho chúng vào phòng ngủ để tránh mang theo phấn hoa và nấm mốc.

6.2. Ngoài trời

  • Sắp xếp đi ra ngoài trời sau 10 giờ sáng

Mức độ phấn hoa cao nhất trong khoảng từ 5 - 10 giờ sáng.

  • Ở nhà khi vào mùa phấn hoa

Khi thời tiết nóng, khô và nhiều gió, hãy ở trong nhà và đóng cửa sổ để ngăn phấn hoa xâm nhập vào. Tốt nhất là lắp máy điều hòa và lọc không khí.

  • Đóng cửa sổ xe khi lái xe và bật điều hòa không khí
  • Dọn cỏ sân vườn sạch sẽ

Cách này cũng có thể hữu ích, vì phấn hoa phát tán rất rộng rãi, trẻ vẫn có thể bị ảnh hưởng dù cách xa hàng dặm.

  • Tránh lá rụng và trộn phân hữu cơ

Nếu con bạn nhạy cảm với nấm mốc, đừng nhờ bé phụ dọn dẹp và làm vườn. Khuyến khích con tránh xa những khu vực ẩm ướt, gần nước đọng hay đống phân trộn trong vườn.

  • Thay quần áo cho trẻ sau khi chơi ngoài trời

Nếu không tiện giặt quần áo của con ngay lúc đó, hãy cho vào một chiếc túi đựng quần áo để chờ được giặt sạch. Nếu có thể, hãy tắm cho trẻ ngay lập tức. Nếu không, hãy rửa tay cho trẻ, đừng quên tắm và gội đầu trước khi đi ngủ. Không để con mang các chất gây dị ứng vào phòng ngủ.


Hãy rửa tay cho trẻ sau khi đi chơi ngoài trời về
Hãy rửa tay cho trẻ sau khi đi chơi ngoài trời về

Nguy cơ bị dị ứng theo mùa ở trẻ em đặc biệt cao nếu hai vợ chồng bạn cũng mắc chứng này. Nếu bạn nghi ngờ rằng con mình có nhiều khả năng mắc các bệnh dị ứng theo mùa, hãy đóng cửa sổ để giảm thiểu các chất kích ứng trong nhà. Cố gắng giữ phòng ngủ của trẻ không có chất gây dị ứng.

Để tránh tình trạng trẻ dị ứng, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất. Đồng thời, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe