Dị ứng nhựa: Dấu hiệu và cách chữa trị

Dị ứng nhựa là một phản ứng của cơ thể với một số protein trong mủ cao su tự nhiên. Dị ứng nhựa có thể gây ngứa da và nổi mề đay hoặc thậm chí sốc phản vệ - một phản ứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng.

1. Dị ứng nhựa: Dấu hiệu và cách chữa trị

Dị ứng nhựa là một phản ứng của cơ thể với một số protein được tìm thấy trong mủ cao su tự nhiên. Dị ứng nhựa có thể gây ngứa da và nổi mề đay hoặc thậm chí sốc phản vệ, một tình trạng có khả năng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng dị ứng nhựa có thể bao gồm:

  • Ngứa
  • Da đỏ
  • Phát ban
  • Hắt xì
  • Sổ mũi
  • Ngứa, chảy nước mắt
  • Khó thở
  • Khò khè
  • Ho
  • Sốc phản vệ: Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm: Khó thở, phát ban hay sưng, buồn nôn và ói mửa, khò khè, hạ huyết áp, chóng mặt, mất ý thức, mạch nhanh hay yếu

2. Ngăn ngừa dị ứng nhựa như thế nào ?


Để phòng ngừa dị ứng nhựa, cần hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm từ nhựa
Để phòng ngừa dị ứng nhựa, cần hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm từ nhựa

Để phòng ngừa dị ứng nhựa, cần hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm từ nhựa như sau:

  • Găng tay rửa chén
  • Một số loại thảm
  • Bong bóng
  • Đồ chơi cao su
  • Chai nước nóng
  • Núm vú bình sữa
  • Một số tã dùng một lần
  • Dây thun
  • Tẩy
  • Bao cao su
  • Kính bơi
  • Tay cầm vợt
  • Tay cầm xe máy và xe đạp
  • Ống nghe
  • Ống tiêm
  • Mặt nạ phòng độc

Nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe sử dụng găng tay non-latex. Tuy nhiên, vì các sản phẩm y tế khác có thể chứa mủ cao su hoặc cao su, hãy nói với nhân viên chăm sóc sức khỏe về tình trạng dị ứng nhựa trước khi thực hiện bất kì thủ thuật y tế nào.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe