Đề phòng sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác đã có 15 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán & điều trị các bệnh lý Nhi khoa; từng có thời gian công tác tại khoa Nhi - Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Thế mạnh của bác là chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhi, hồi sức, cấp cứu nhi.

Sặc sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa, nếu mẹ không biết cách xử lý, sữa có thể lọt vào đường thở, khiến trẻ ngừng thở, co giật, tím tái người, trẻ không được sơ cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, các cha mẹ cần biết cách phòng tránh sặc sữa cho bé.

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa?

Sặc sữa là một tai nạn rất thường gặp trong Nhi khoa, ngay cả ở những nước tiên tiến. Các tài liệu Anh, Pháp, Mỹ đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ dưới 12 tháng tuổi được phát hiện tử vong trong nôi hay trên giường sau khi bú sữa hoặc sau bữa ăn, tập trung nhiều vào những ngày quá nóng hoặc quá lạnh.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sặc sữa ở trẻ như sau:

  • Do mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế, ép trẻ bú khi trẻ đang khóc, ho, cười. Tư thế đúng là nên bế trẻ cao đầu, tư thế thoải mái. Trong trường hợp mẹ cho bé nằm bú trong tình trạng gập cổ hoặc ngửa cổ quá sẽ khiến trẻ rất dễ bị sặc. Cha mẹ cũng cần lưu ý, nếu trẻ đang khóc, bạn đừng quá sốt ruột mà nhanh chóng ấn ngay núm vú vào miệng trẻ, hành động này sẽ khiến trẻ bị sặc sữa ngay.
  • Do núm vú cao su bị đục lỗ thông quá lớn, sữa chảy nhanh làm trẻ nuốt không kịp.
  • Một số bà mẹ cho trẻ bú trong tình trạng trẻ đang mơ màng, nghĩa là đang bú nhưng cơ thể trẻ đã bắt đầu chuyển dần sang trạng thái ngủ. Lúc này, sữa mẹ vẫn chảy nhưng trẻ không nuốt mà chỉ ngậm trong miệng. Khi thở nhanh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản và gây ra sặc.
  • Do sữa mẹ quá nhiều, sữa trào ra với dòng chảy lớn khiến trẻ không kịp nuốt.
  • Trẻ đói nên bú sữa vội vàng, rồi có thể ho hay cười bất chợt khiến trẻ bị sặc.
  • Trẻ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện, chú ý đến mọi người xung quanh. Nếu lúc trẻ bú, mẹ vừa nói chuyện, vừa vui đùa với trẻ, có thể khiến trẻ dễ bị sặc sữa.
  • Trong trường hợp cho trẻ bú bình nhưng núm vú để xa, miệng trẻ ngậm không kín, bình sữa dốc không đủ cao. Hậu quả là trẻ nuốt nhiều hơi khi bú, dẫn đến chướng bụng, nôn sau khi bú.
  • Ép bé bú quá nhiều, dẫn đến trớ sữa. Có khi cha mẹ bóp mũi cho trẻ há miệng ra để đổ sữa, bột vào làm trẻ sặc.


Ép bé bú quá nhiều, dẫn đến trớ sữa
Ép bé bú quá nhiều, dẫn đến trớ sữa

  • Đặt trẻ nằm ngay sau lúc bú.
  • Không theo dõi trẻ thường xuyên sau bú (có nhiều trường hợp trẻ bị tử vong do sặc sữa mà cha mẹ vẫn không hay biết).

Sặc sữa xuất hiện thường xuyên và chủ yếu là ở các bé sơ sinh, do dạ dày các bé còn nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản là góc tù chưa tạo thành goc snhonj để đóng vai trò ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to. Khi bị sặc, sữa sẽ trào lên nhiều gây kích ứng mũi đồng thời mũi sẽ bị đau nhức khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.Khi trẻ bị sặc, sữa đi vào đường hô hấp, gây ngạt thở, dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng nguy hiểm như tổn thương não (xuất huyết, chết não...), ngừng tim, viêm phổi (do khi hít phải thức ăn, vì trùng đường ruột được đưa lên phổi)...

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Cách xử trí sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa, ngay lúc phát hiện thấy tình trạng của con, các cha mẹ cần xử trí sặc sữa cho trẻ theo hướng dẫn dưới đây:

Dùng miệng làm thông đường thở:

  • Mẹ nhanh chóng dùng miệng hút mạnh để hút hết sữa trong mũi, miệng trẻ ra ngoài càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, hút mũi sau.
  • Nếu chậm trễ, sữa lọt vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp, khiến trẻ ngừng thở.

Vỗ lưng, ấn ngực:

  • Một tay đỡ ngực trẻ, lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ, vị trí chính giữa hai xương bả vai (vỗ với một lực vừa đủ, không vỗ quá mạnh lên cơ thể trẻ) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để giúp sữa được trào hết ra ngoài.
  • Nếu thấy trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ hãy trẻ nằm ngửa trên giường, bàn, sàn nhà,... dùng ngón trỏ và ngón giữa đột ngột ấn một lực vừa phải xuống nửa dưới của xương ức trẻ, lặp lại 5-10 lần cho đến khi trẻ có thể thở bình thường, hết sặc sữa.
  • Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp đồng thời 2 biện pháp trên và thổi ngạt để trẻ thở lại được.

Sau khi sơ cứu xong, hãy vỗ mông hay đùi của trẻ để kích thích trẻ tỉnh lại, để bé khóc và thở được, sau đó mới khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tuyệt đối không đưa trẻ đi khi trẻ chưa thở được, vì não thiếu oxy trong vài phút sẽ không thể hồi phục.


Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa.
Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa.

3. Đề phòng sặc sữa cho trẻ

  • Cho bú ở tư thế cao đầu, hoặc đặt trẻ vào loại ghế nửa nằm nửa ngồi. Tránh để trẻ nằm thẳng đầu. Nếu trẻ bị ngạt mũi, phải lấy đờm trong mũi, miệng ra trước khi cho bú.
  • Dốc cao bình sữa để tránh ứ khí trong bình.
  • Đối với trẻ bị viêm đường hô hấp trên, phải cho bú từ từ (không đục lỗ quá to ở núm vú cao su), nếu trẻ nuốt sữa không kịp thì phải cho ngừng ngay.
  • Sau khi cho bú, phải bế trẻ đứng tối thiểu 15 phút và vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi.
  • Không để trẻ nằm sấp hoặc mặt quay vào tường. Cha mẹ thường xuyên theo dõi giấc ngủ của trẻ.
  • Không cho trẻ nằm trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh để tránh rối loạn nhịp thở.
  • Nếu trẻ bị bệnh tim hoặc viêm phổi quá nặng, cần hỏi kỹ bác sĩ về việc cho bú.
  • Hạn chế cho bé vừa bú vừa ngủ. Hãy để con ngủ đủ giấc, khi nào con thức dậy mới cho con bú sữa.
  • Khi cho con bú mẹ không nên cười đùa với trẻ, điều này sẽ khiến bé cười dẫn tới sặc sữa.

Với những kiến thức trên, chắc hẳn các cha mẹ đã nắm được nhiều kiến thức về hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh đồng thời ghi nhớ những các phòng tránh trẻ sơ sinh bị sặc sữa, giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc cho bé yêu của mình.

Để tránh tình trạng sặc sữa hoặc nôn trớ xảy ra ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên bổ sung kẽm hợp lý cho con, cùng các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... Các chất dinh dưỡng này sẽ giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe