Đau họng ở trẻ có khi nào cần phải đi cấp cứu không?

Đau họng do virus gây ra thường sẽ tự động khỏi sau vài ngày và mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, trẻ bị đau họng sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu khi nuốt thức ăn, kèm theo đó là cảm giác đau rát.

1. Nguyên nhân gây đau họng ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau họng ở trẻ, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau họng ở trẻ em:

  • Nguyên nhân thường thấy nhất chính là virus cảm cúm. Những virus viêm tuyến bạch cầu, sởi, thuỷ đậu và bạch hầu cũng có thể khiến bé bị đau họng. Thậm chí nếu bé được chẩn đoán viêm amidan, cũng là do phần thịt dư ở hai bên vòm họng của bé bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Trong các loại vi khuẩn, liên cầu khuẩn gây nhiễm trùng là thủ phạm chính làm đau họng.
  • Bệnh tay chân miệng hoặc viêm nướu cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy đau họng.
  • Các tác nhân gây dị ứng trong không khí như khói thuốc lá, lông chó mèo, bụi bặm, phấn hoa, cây cỏ... dễ dẫn tới viêm mũi, sốt, đau họng và những triệu chứng khó chịu giống như khi cảm lạnh.
  • Thường xuyên há miệng khi ngủ cũng khiến cổ họng khô rát, khó nuốt. Trong trường hợp này, bé có thể kêu đau sau khi ngủ dậy nhưng sẽ cảm thấy đỡ hơn sau khi uống chút nước.

Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan và làm tổn thương các bộ phận khác trên cơ thể của trẻ nếu không được thăm khám và điều trị. Theo đó, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế nếu như có hiện tượng nhiễm trùng và có nguy cơ lan rộng, gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Cha mẹ nên đặc biệt lưu ý đến những triệu chứng sau đây ở trẻ:


Trẻ em bị đau họng thường do virus cảm cúm
Trẻ em bị đau họng thường do virus cảm cúm

  • Nhiễm trùng họng: cổ họng có dấu hiệu đỏ tấy, sưng hoặc lốm đốm trắng
  • Nuốt khó, không há miệng to được hoặc thở khó khăn
  • Cổ bị cứng
  • Có dấu hiệu mất nước
  • Sốt trên 39 độ C
  • Biếng ăn
  • Khó chịu, cáu gắt

2. Đau họng ở trẻ có cần đi cấp cứu không?

Những trường hợp đau họng ở trẻ cần phải đi cấp cứu thường rất hiếm khi xảy ra. Song, đối với những trường hợp bị viêm nắp thanh quản cần phải được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, bệnh này hiện nay rất hiếm gặp do đã có vắc-xin Hib. Vòm họng bị nhiễm trùng khiến việc hít thở và nuốt gặp nhiều khó khăn.

Trẻ bị viêm nắp thanh quản thường sốt nhẹ (khoảng 38 độ C), thở khò khè và hay chảy nước dãi. Nếu trẻ có những triệu chứng trên, bạn hãy hỏi bác sĩ ngay. Nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, lập tức đưa trẻ đi cấp cứu.

Trong trường hợp nghi trẻ bị viêm nắp thanh quản, bạn cần lưu ý:

  • Giữ trẻ ngồi thẳng
  • Không tự ý kiểm tra cổ họng trẻ
  • Không cho trẻ ăn uống vì sẽ làm trẻ khó thở hơn

3. Chăm sóc trẻ bị đau họng như thế nào?

Đối với những trường hợp nhiễm trùng do virus, bạn không cần phải quá lo lắng vì hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ tự động đẩy lùi virus gây bệnh trong vòng một tuần. Điều duy nhất bạn cần làm là cho bé nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước.

Bé có thể cần làm một xét nghiệm sinh thiết cổ họng đơn giản nếu bác sĩ nghi ngờ có nhiễm trùng do vi khuẩn. Xét nghiệm sẽ có kết quả sau 10 phút, nếu kết quả âm tính, mẫu thử thường được gửi đi kiểm tra lần nữa để có kết luận chính xác nhất sau tối đa 2 ngày.

Nếu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn như liên cầu khuẩn thì bác sĩ sẽ kê đơn có thuốc kháng sinh. Theo đó, cha mẹ cần co trẻ uống thuốc đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh ngừng kháng sinh quá sớm, nếu không vi khuẩn sẽ hồi phục và nhanh chóng xuất hiện trở lại dưới dạng nguy hiểm hơn.

Nếu bé bị nhiễm trùng ngày càng nặng, bạn có thể phải cho bé nhập viện vài ngày để điều trị đặc biệt và truyền dịch.

4. Đau họng ở trẻ có lây không?


Bạn nên cho bé rửa tay thường xuyên với xà phòng để đề phòng bệnh
Bạn nên cho bé rửa tay thường xuyên với xà phòng để đề phòng bệnh

Nhiễm trùng do virus và vi khuẩn rất dễ lây. Bạn và bé cần rửa tay thường xuyên với xà phòng, không dùng chung ly tách, vật dụng cá nhân và bàn chải đánh răng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hỏi bác sĩ khi nào bé có thể sinh hoạt hoặc đi học lại bình thường. Trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, bé phải nghỉ ít nhất 24h sau khi uống thuốc kháng sinh.

5. Biện pháp giúp giảm đau họng ở trẻ

Thức uống ấm như trà mật ong sẽ giúp làm dịu cơn đau và khiến bé dễ chịu hơn. Nước ép táo lạnh, kem hay một viên đá cũng có thể giúp bé cảm thấy đỡ hơn. Nhiều người nghĩ rằng cam và chanh sẽ giúp trẻ nhanh khỏe vì sẽ giúp tăng sức đề kháng nhưng thực chất, loại nước này sẽ khiến bé bị rát cổ.

Nếu con bạn ở độ tuổi đi học, bạn hãy tập cho bé súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng. Những bé lớn hơn có thể ngậm thêm viên thuốc chữa đau họng.

Bạn chú ý không để trẻ bị mất nước, nhất là khi đang sốt. Mặc dù bé sẽ gặp một vài khó khăn khi nuốt vì sẽ gây đau nhưng bạn cần cho con uống nhiều nước để hồi phục nhanh chóng.


Uống trà mật ong giúp làm dịu cơn đau và khiến bé dễ chịu hơn
Uống trà mật ong giúp làm dịu cơn đau và khiến bé dễ chịu hơn

Nếu trong trường hợp trẻ thấy khó chịu có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen loại dành cho trẻ em, bạn cần xem kỹ hướng dẫn về liều lượng trước khi sử dụng. Không được cho trẻ uống aspirin, vì loại thuốc này dễ gây hội chứng Reye (sưng tấy não và gan) hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm.

Bạn có thể mua bình phun sương làm mát hoặc máy giữ ẩm không khí sử dụng cho phòng ngủ để làm giảm triệu chứng đau họng. Tuy nhiên bạn cần chú ý làm sạch các màng lọc, vì nếu không làm sạch vi khuẩn sẽ dễ dàng phát tán theo đường không khí.

Đau họng ở trẻ trong một số trường hợp có thể tự khỏi, tuy nhiên, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bệnh nguy hiểm, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe