Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Và các Bác sĩ Nội trú Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tăng huyết áp em là khi trẻ có chỉ số huyết áp cao hơn huyết áp của 95% trẻ em khác có cùng giới tính, độ tuổi và chiều cao.

1. Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ

Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ khá đa dạng:

  • Tăng huyết áp nguyên phát thường gặp ở trẻ em hiện nay là do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý và lối sống ít vận động.
  • Tăng huyết áp thứ phát, phần lớn có nguyên nhân là bệnh lý về thận. Một số bệnh lý khác như dị dạng mạch máu, rối loạn hormone và một vài loại thuốc cũng có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp ở trẻ em.

Ở trẻ sơ sinh, tăng huyết áp thường là do biến chứng của tình trạng sinh non như hẹp động mạch thận, loạn sản phế quản phổi; hoặc do bất thường thận bẩm sinh, hẹp eo động mạch chủ...Bên cạnh đó, nguyên nhân còn đến từ môi trường sống xung quanh, ví dụ như có người thân hút thuốc lá.

2. Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em

Trẻ bị tăng huyết áp thường có các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, nôn ói, đỏ bừng mặt, hồi hộp, vã mồ hôi, đánh trống ngực, co giật, giảm thị lực, mệt mỏi, phù... Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ ra tình
trạng cơn tăng huyết áp cấp. .

Nếu trẻ bị tăng thuyết áp kéo dài mà không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với các biến chứng như suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận hay bệnh não.

Giống như ở người trưởng thành, tăng huyết áp ở trẻ em cũng là căn bệnh giết người thầm lặng, bởi nó hiếm khi biểu hiện triệu chứng rõ ràng, biến chứng đến bất ngờ và nguy hiểm.

Hơn nữa, tăng huyết áp ở trẻ em còn nguy hiểm hơn bởi ít phụ huynh để ý tới. Để chuẩn đoán chính xác, đặc biệt nếu trẻ nằm trong nhóm trẻ dễ bị cao huyết áp, cha mẹ nên đưa trẻ thường xuyên đến bác sĩ hay cơ sở y tế để kiểm tra.


Chỉ số huyết áp ở trẻ thấp hơn ở người trưởng thành
Chỉ số huyết áp ở trẻ thấp hơn ở người trưởng thành

1 – 12 tháng tuổi: Huyết áp được xem là bình thường khi có chỉ số từ 75/50 mmHg đến 100/70 mmHg.
1 – 4 tuổi: Huyết áp bình thường khi có chỉ số từ 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg.
3 – 5 tuổi: Huyết áp bình thường khi chỉ số từ 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg.
6 – 13 tuổi: Huyết áp bình thường khi có chỉ số từ 85/55 mmHg đến 120/80 mmHg.
13 – 18 tuổi: Huyết áp bình thường khi có chỉ số từ 95/60 mmHg đến 140/90 mmHg.

Thông thường, huyết áp của trẻ em thấp hơn mức huyết áp bình thường của người trưởng thành. Nếu huyết áp của trẻ ở mức cao trong cả 3 lần khám liên tiếp thì cần thiết phải tiến hành thêm xét nghiệm để kiểm tra chính xác trẻ bị tăng huyết áp hay do bệnh lý khác.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên trẻ em từ 3 tuổi trở lên nên được thực hiện đo huyết áp khi khám sức khỏe tổng quát, định kỳ. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong điều trị, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm theo thời gian.

3. Phòng ngừa tăng huyết áp ở trẻ

Phụ huynh cần phải có ý thức phòng ngừa tăng huyết áp cho trẻ, đồng thời thường xuyên theo dõi triệu chứng và cho trẻ khám sức khỏe định kỳ. Tăng huyết áp ở trẻ em rất dễ phòng ngừa, hạn chế bằng lối sống, ăn uống lành mạnh, khoa học cùng tập thể dục đều đặn

Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ cần thực hiện 5 điều dưới đây để phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở trẻ em:


Trẻ béo phì dễ bị cao huyết áp
Trẻ béo phì dễ bị cao huyết áp
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý

Trọng lượng cơ thể được tính bằng BMI theo công thức sau:

BMI = trọng lượng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao( tính bằng mét)

Nếu:

+ BMI = 18.5 – 24.9 là bình thường.

+ BMI = 25 – 30 là thừa cân

+ BMI > 30 là béo phì.

Trẻ bị béo phì có nguy cơ rất cao dẫn đến tăng huyết áp cũng như các bệnh tim mạch khác.

  • Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, khoa học

Đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học
Đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học

Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cần được tính toán lượng dinh dưỡng và các loại dinh dưỡng phù hợp, khoa học, cân bằng. Nên cho trẻ hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, dầu mỡ, mặn, những thức ăn nhanh, đồ uống có đường.

Cùng với đó là tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau xanh...

  • Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ

Nên hướng trẻ tham gia vui chơi, hoạt động ngoài trời, tập thể dục, khuyến khích trẻ năng động và yêu thích, đam mê, luyện tập môn thể thao nào đó.

Hạn chế việc trẻ ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, xem tivi, chơi game,...

  • Giảm thực phẩm giàu chất béo, muối và đường

Những thực phẩm này rất được trẻ em yêu thích, trong các món ăn nhanh, ăn vặt, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Dù bận rộn nhưng cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này quá nhiều, không chỉ dễ gây tăng huyết áp mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

  • Cùng trẻ đối phó với stress

Trẻ cũng có thể bị Stress khi áp lực học hành quá lớn, tâm lý căng thẳng mệt mỏi từ cha mẹ, bạn bè, gia đình... Mà đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Nhìn chung, dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp ở trẻ em không rõ ràng, cách tốt nhất để cha mẹ phát hiện sớm trẻ mắc bệnh là qua kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời theo dõi, đảm bảo thói quen dinh dưỡng, sinh hoạt, thể thao của trẻ khoa học, hợp lý.

Tăng huyết áp ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy thận, đột quỵ... vô cùng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe