Danh sách vắc- xin cho người lớn từ 19 tuổi trở lên tiêm phòng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Ngày nay, việc tiêm phòng đối với trẻ em đã được mọi người quan tâm chú ý. Ngược lại, người lớn thì lại khá chủ quan về vấn đề tiêm phòng vắc-xin. Dưới đây là danh sách vắc-xin cho người lớn từ 19 tuổi trở lên được khuyến cáo.

1. Danh sách vắc - xin cho người lớn từ 19 tuổi trở lên

Các loại vắc-xin khuyến cáo cho người lớn từ 19 tuổi trở lên bao gồm:

Danh sách vắc- xin cho người lớn từ 19 tuổi trở lên tiêm phòng

2. Lịch tiêm vắc xin cho người lớn được đề nghị theo nhóm tuổi


Lịch tiêm chủng cho người lớn được đề nghị theo nhóm tuổi
Lịch tiêm chủng cho người lớn được đề nghị theo nhóm tuổi

Chú thích:

Màu vàng: Đề nghị tiêm chủng cho người lớn đáp ứng yêu cầu về độ tuổi, thiếu hồ sơ tiêm chủng hoặc thiếu bằng chứng nhiễm trùng trong quá khứ.

Màu tím: Đề nghị tiêm chủng cho người lớn với một yếu tố rủi ro hoặc một chỉ định khác.

Màu xám: Không có khuyến nghị

3. Lịch tiêm vắc xin cho người lớn theo tình trạng sức khỏe và các chỉ định khác


Lịch tiêm chủng cho người lớn được đề nghị theo tình trạng y tế và các chỉ định khác
Lịch tiêm chủng cho người lớn được đề nghị theo tình trạng y tế và các chỉ định khác

Chú thích:

Màu vàng: Đề nghị tiêm phòng cho người lớn đáp ứng các yêu cầu về độ tuổi, không có hồ sơ tiêm chủng, hoặc thiếu bằng chứng của việc nhiễm trùng trong quá khứ.

Màu cam: Vắc-xin có thể được chỉ định nếu lợi ích của việc bảo vệ vượt xa nguy cơ phản ứng bất lợi.

Màu tím: Đề nghị tiêm phòng cho người lớn có thêm yếu tố nguy cơ hay chỉ định khác.

Màu hồng: Nên trì hoãn việc tiêm phòng cho đến sau khi mang thai nếu vắc-xin là cần thiết.

Màu đỏ: Chống chỉ định vắc-xin vì nguy cơ gặp phản ứng bất lợi nghiêm trọng.

Màu xám: Không có khuyến nghị.

4. Một số chú ý khi tiêm vắc-xin cho người lớn

4.1. Vắc-xin Haemophilus Influenzae type B

Tình huống đặc biệt:

  • Với người bị giảm chức năng giải phẫu hoặc chức năng (bao gồm cả bệnh tế bào liềm): Sử dụng 1 liều Hib nếu trước đó chưa được tiêm. Nếu cắt lách cần tiêm 1 liều Hib, tốt là trước khi cắt lách ít nhất 14 ngày.
  • Với người ghép tế bào gốc tạo máu (HSCT): sử dụng 3 liều Hib cách nhau 4 tuần, bắt đầu từ 6 tháng, 12 tháng sau khi cấy ghép thành công, bất kể có tiêm phòng Hib trước đó hay không.

4.2. Vắc-xin viêm gan A

Tiêm phòng định kỳ

  • Với những người không có nguy cơ, nhưng muốn được bảo vệ khỏi bệnh viêm gan A: Sử dụng 2 liều HepA, đối với vắc-xin Havrix, Avaxim cách nhau 6 - 12 tháng, đối với vắc-xin Vaqta cách nhau 6 - 18 tháng, khoảng cách giữa các liều tối thiểu là 6 tháng. Hoặc sử dụng phác đồ 3 liều HepA-HepB, vắc-xin Twinrix lúc 0, 1, 6 tháng, khoảng thời gian tối thiểu là 4 tuần giữa mũi thứ nhất và mũi thứ hai, 5 tháng giữa mũi thứ 2 và mũi thứ 3.

Tình huống đặc biệt:

Trường hợp có nguy cơ nhiễm virus viêm gan A: Tiêm 2 liều HepA hoặc 3 liều HepA-HepB như trên.

Các trường hợp có nguy cơ nhiễm virus viêm gan A là:

  • Bệnh gan mãn tính
  • Rối loạn yếu tố đông máu
  • Nam giới có quan hệ tình dục với đồng giới
  • Sử dụng thuốc tiêm hoặc không tiêm
  • Người sống vô gia cư, không có nơi ở cố định
  • Người làm việc với virus viêm gan A như trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu hoặc tiếp xúc với loài linh trưởng nhiễm virus viêm gan A.
  • Người đi du lịch ở các nước có mức độ nhiễm viêm gan A cao hoặc trung bình.

4.3. Vắc-xin viêm gan B

Tiêm phòng định kỳ:

Đối với người không có nguy cơ nhưng muốn bảo vệ khỏi bệnh viêm gan B: Sử dụng 2-3 liều loại HepB.

  • Vắc-xin Heplisav-B sử dụng 2 liều cách nhau ít nhất 4 tuần.
  • Vắc-xin Engerix-B hoặc Recombivax HB sử dụng 3 liều lúc 0,1,6 tháng. Khoảng thời gian tối thiểu giữa mũi thứ nhất và mũi thứ 2 là 4 tuần, khoảng cách giữa mũi 2 và mũi 3 cách nhau tối thiểu 8 tuần và mũi 3 cách mũi 1 ít nhất 16 tuần.
  • Vắc-xin Twinrix: 3 liều tại 0, 1, 6 tháng, khoảng thời gian tối thiểu giữa mũi 1 và mũi 2 là 4 tuần, khoảng thời gian tối thiểu giữa mũi 2 và mũi 3 là 5 tháng.

Tình huống đặc biệt:

Đối với những người có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B: Sử dụng 2 liều (Heplisav-B) hoặc 3 liều (Engerix-B, Recombivax HB), hoặc 3 liều HepA-HepB như trên.

Những người có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B đó là:

  • Người nhiễm virus viêm gan C
  • Người mắc bệnh gan mãn tính như xơ gan, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, viêm gan tự miễn...
  • Người nhiễm HIV
  • Người có nguy cơ phơi nhiễm với viêm gan C sau khi quan hệ tình dục với người viêm gan C nhưng không dùng bao cao su bảo vệ
  • Người đang có tiêm thuốc hoặc gần đây có tiêm thuốc
  • Người có nguy cơ phơi nhiễm qua da hoặc niêm mạc khi tiếp xúc với máu.
  • Người đi du lịch ở nước có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao hoặc trung bình.

4.4. Vắc - xin papillomavirus (vắc-xin ngừa HPV)

Tiêm phòng định kỳ:

  • Nữ giới từ 26 tuổi trở lên, nam giới từ 21 tuổi: tiêm vắc-xin HPV loạt 2-3 liều tùy thuộc vào độ tuổi khi tiêm lần đầu. Nam giới tuổi từ 22-26 có thể được tiêm phòng dựa trên căn cứ lâm sàng của từng cá nhân. Tiêm vắc-xin HPV thường được khuyến cáo ở độ tuổi 11-12 tuổi.
  • Từ 15 tuổi trở lên khi tiêm phòng lần đầu: Tiêm 3 liều vắc-xin HPV ở 0,2, 6 tháng, khoảng cách tối thiểu giữa liều thứ nhất và liều thứ 2 là 4 tuần, khoảng cách tối thiểu giữa liều thứ 2 và liều thứ 3 là 12 tuần, khoảng cách giữa liều thứ nhất và liều thứ 3 là 5 tháng, cần lặp lại nếu tiêm quá sớm.
  • Từ 9 - 14 tuổi khi tiêm lần đầu: Tiêm 1 liều hoặc 2 liều cách nhau dưới 5 tháng: sử dụng 1 liều vắc-xin HPV.
  • Từ 9 - 14 tuổi khi tiêm phòng lần đầu và nhận được 2 liều cách nhau ít nhất 5 tháng: nếu tiêm vắc-xin HPV đầy đủ, không cần tiêm thêm.

Tình huống đặc biệt:

  • Người bị suy giảm miễn dịch bao gồm cả nhiễm HIV đã qua 26 tuổi: Sử dụng loạt 3 liều vắc-xin 0, 2, 6 tháng như trên.
  • Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới hay là người chuyển giới từ 26 tuổi: Sử dụng 2 hoặc 3 liều vắc xin HPV tùy theo tuổi khi tiêm vắc-xin lần đầu như trên.
  • Phụ nữ mang thai cho đến 26 tuổi: Không nên tiêm vắc-xin HPV khi mang thai.

4.5. Vắc-xin cúm

Tiêm phòng định kỳ:

  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: Sử dụng 1 liều IIV, RIV hoặc LAIV phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe hàng năm.

Tình huống đặc biệt:

  • Người bị dị ứng chỉ nổi mề đay: Sử dụng 1 liều IIV, RIV hoặc LAIV phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe hàng năm.
  • Người bị dị ứng nặng hơn như phù mạch, suy hô hấp: Sử dụng 1 liều IIV, RIV hoặc LAIV phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe hàng năm. Việc tiêm phòng phải được thực hiện tại các trung tâm y tế, dưới sự giám sát và chăm sóc của các nhân viên y tế nhằm phòng ngừa và xử trí kịp thời khi có dị ứng.
  • Người bị suy giảm miễn dịch bao gồm cả nhiễm HIV, phụ nữ mang thai, người tiếp xúc gần gũi và người chăm sóc người bị suy giảm miễn dịch nặng trong môi trường được bảo vệ, sử dụng thuốc kháng virus trong 48 giờ trước: Sử dụng 1 liều IIV hoặc RIV hàng năm, không khuyến nghị sử dụng LAIV.
  • Người có tiền sử bị hội chứng Guillain-Barre trong vòng 6 tuần khi tiêm vắc-xin cúm trước đây: Không nên tiêm phòng.

4.6. Vắc-xin sởi, quai bị và rubella

Tiêm phòng định kỳ:

  • Người không có bằng chứng về khả năng miễn dịch với bệnh sởi, quai bị, rubella: Sử dụng 1 liều MMR.

Tình huống đặc biệt:

  • Phụ nữ mang thai có bằng chứng miễn dịch với rubella: Vắc-xin MMR chống chỉ định trong thai kỳ.
  • Phụ nữ không mang thai, nhưng nằm trong độ tuổi sinh đẻ và không có bằng chứng về khả năng miễn dịch với rubella: Tiêm 01 liều MMR.
  • Người nhiễm HIV với số lượng CD4 ≥200 tế bào/L tại ít nhất 6 tháng và không có bằng chứng miễn dịch với sởi, quai bị hoặc rubella: Sử dụng 02 liều vắc-xin MMR cách nhau ít nhất 4 tuần. Vắc-xin MMR chống chỉ định trong trường hợp nhiễm HIV có số lượng CD4 < 200 tế bào/L.
  • Người bị suy giảm miễn dịch nặng: Chống chỉ định vắc-xin MMR.
  • Học sinh, khách du lịch quốc tế, hộ gia đình hoặc người có liên hệ với người suy giảm miễn dịch không có bằng chứng miễn dịch với bệnh sởi, quai bị hoặc rubella: Sử dụng 01 liều vắc-xin MMR nếu trước đó đã sử dụng 1 liều. Nếu trước đó chưa sử dụng vắc-xin MMR cần phải tiêm 02 liều cách nhau ít nhất 4 tuần.
  • Nhân viên y tế chưa có miễn dịch với bệnh sởi, quai bị hoặc rubella: Tiêm vắc-xin MMR 02 liều cách tối thiểu 4 tuần.

4.7. Vắc-xin não mô cầu

Tình huống đặc biệt cho vắc-xin não mô cầu MenACWY:

  • Người suy giảm chức năng, nhiễm HIV, sử dụng eculizumab: Sử dụng 02 liều vắc-xin MenACWY cách nhau tối thiểu 8 tuần và tiêm nhắc lại sau 5 năm nếu vẫn còn nguy cơ.
  • Người đi du lịch ở những nước có dịch bệnh não mô cầu cao, các nhà vi trùng học thường xuyên tiếp xúc với Neisseria meningitidis: Sử dụng 01 liều vắc-xin MenACWY và nhắc lại cứ sau 5 năm nếu vẫn còn nguy cơ.
  • Sinh viên đại học (nếu trước đó chưa được tiêm phòng) và tân binh: Tiêm 01 liều vắc-xin MenACWY.

Tình huống đặc biệt cho vắc-xin MenB:

  • Người suy giảm chức năng hoặc giải phẫu (bao gồm cả bệnh tế bào liềm): Sử dụng eculizumab. Người thường xuyên tiếp xúc với Neisseria menigitidis: Sử dụng 02 liều vắc-xin MenB-4C (Bexsero) cách nhau ít nhất 01 tháng; hoặc sử dụng 03 liều vắc-xin MenB-FHbp (Trumenba) ở 0, 1, 2, 6 tháng (mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất tối thiểu 6 tháng).
  • Trường hợp mang thai: Trì hoãn sử dụng vắc-xin MenB trừ khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.
  • Thanh thiếu niên khỏe mạnh và thanh niên 16-23 tuổi, không tăng nguy cơ mắc bệnh não mô cầu: Có thể dựa trên quyết định lâm sàng của từng cá nhân, sử dụng 02 liều vắc-xin MenB-4C cách nhau tối thiểu 1 tháng, hoặc vắc-xin MenB-FHbp 02 liều cách nhau tối thiểu 6 tháng.

4.8. Vắc-xin phế cầu khuẩn

Tiêm phòng định kỳ:

  • Người từ 65 tuổi trở lên: Sử dụng 01 liều vắc-xin PCV13 nếu trước đó chưa tiêm, tiếp theo là 01 liều vắc-xin PPSV23 ít nhất 1 năm sau khi tiêm vắc-xin PCV13 và ít nhất 5 năm sau lần tiêm PPSV23 cuối cùng.
  • Người đã tiêm vắc-xin PPSV23 nhưng không phải vắc-xin PCV13 ở tuổi 65 trở lên: Tiêm 01 liều vắc-xin PCV13 ít nhất 1 năm sau tiêm PPSV23.

Tình huống đặc biệt:

  • Người từ 19-64 tuổi có bệnh mạn tính như bệnh tim mạn tính không bao gồm tăng huyết áp, bệnh phổi, bệnh gan, bệnh tiểu đường), người nghiện rượu hoặc hút thuốc lá: Tiêm 01 liều vắc-xin PPSV23.
  • Người từ 19 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, bao gồm cả tình trạng thiếu hụt tế bào lympho B và T, nhiễm HIV, suy thận mãn tính, hội chứng thận hư, bệnh bạch cầu, ung thư hạch, bệnh Hodgkin, bệnh ác tính, ức chế miễn dịch iatrogenic, ghép tạng đặc, bệnh hồng cầu hình liềm: Sử dụng 01 liều vắc-xin PCV13, theo sau đó là 01 liều vắc-xin PPSV23 cách nhau ít nhất 8 tuần, sau đó nhắc lại bằng PPSV23 cách nhau ít nhất 5 năm. Với người từ 65 tuổi trở lên, dùng 01 liều PPSV23 cách ít nhất 5 năm với lần tiêm PPSV23 trước đó.
  • Người từ 19 tuổi trở lên bị rò rỉ dịch não tủy hoặc cấy ốc tai điện tử: Tiêm 01 liều vắc-xin PCV13, sau đó là 01 liều vắc-xin PPSV23 cách nhau ít nhất 8 tuần. Ở người 65 tuổi trở lên, sử dụng 01 liều vắc-xin PPSV23 khác ít nhất 5 năm sau mũi PPSV23.

4.9. Vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà

Tiêm phòng định kỳ:

  • Nếu chưa từng tiêm vắc-xin Tdap quanh thời gian độ 11 tuổi: Tiêm 01 liều vắc-xin Tdap, sau đó tăng cường bằng vắc-xin Td cứ sau 10 năm một lần.

Tình huống đặc biệt:

  • Trước đây chưa tiêm phòng bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà: Tiêm 01 liều vắc-xin Tdap, tiếp theo là 01 liều vắc-xin Td cách ít nhất 4 tuần, và 01 liều vắc-xin Td khác sau 12 tháng.
  • Phụ nữ mang thai: Nên tiêm phòng 01 mũi vắc-xin Tdap mỗi lần mang thai, tốt là từ tuần 20 - 27 của thai kỳ.

4.10. Vắc-xin thủy đậu

Tiêm phòng định kỳ:

  • Người không có bằng chứng về khả năng miễn dịch với bệnh thủy đậu: Sử dụng 02 liều vắc xin VAR cách nhau 4-8 tuần.

Tình huống đặc biệt:

  • Phụ nữ mang thai không có bằng chứng miễn dịch với thủy đậu: Vắc-xin VAR chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
  • Nhân viên y tế không có bằng chứng về khả năng miễn dịch với bệnh thủy đậu: Sử dụng 01 liều vắc-xin VAR nếu trước đó đã nhận 01 liều vắc-xin chứa thành phần ngừa thủy đậu, hoặc 02 liều vắc-xin VAR nếu trước đó chưa được tiêm phòng.
  • Người nhiễm HIV với số lượng CD4 ≥ 200 tế bào/L và không có bằng chứng về khả năng miễn dịch: Xem xét sử dụng vắc-xin VAR loại 02 liều cách nhau 03 tháng dựa trên lâm sàng cụ thể của từng người. Vắc-xin VAR chống chỉ định với người nhiễm HIV có số lượng tế bào CD4 < 200 tế bào/L.
  • Người bị suy giảm miễn dịch nặng: Chống chỉ định vắc-xin VAR.

4.11. Vắc-xin Zoster (phòng bệnh Zona)

Tiêm phòng định kỳ

  • Từ 50 tuổi trở lên: Sử dụng 02 liều vắc-xin RZV cách nhau 6 tháng.
  • Từ 60 tuổi trở lên: Sử dụng 02 liều vắc-xin RZV cách nhau 6 tháng hoặc 01 liều vắc-xin ZVL nếu trước đó chưa được tiêm phòng.

Tình huống đặc biệt

  • Phụ nữ mang thai: Chống chỉ định vắc-xin ZVL, xem xét việc trì hoãn vắc-xin RZV.
  • Người bị suy giảm miễn dịch bao gồm cả nhiễm HIV với số lượng tế bào CD4 < 200 tế bào/L: Chống chỉ định vắc-xin ZVL.

Trên đây là danh sách vắc-xin cho người lớn khuyến cáo tiêm cho người từ 19 tuổi trở lên cùng lịch tiêm phòng định kỳ và các trường hợp đặc biệt. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, quý vị có thể biết được mình đang cần bổ sung tiêm phòng những loại vắc-xin nào.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau. Danh sách vắc-xin tại Vinmec, Quý khách tham khảo TẠI ĐÂY.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe