Danh sách các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin

Việc chế tạo ra vắc-xin được đánh giá là một trong những kiến tạo vĩ đại của nhân loại. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO ước tính, mỗi năm có khoảng 2,5, triệu trẻ em đã được cứu sống nhờ chương trình vắc-xin.

Những trường hợp bệnh nhân tử vong do các bệnh có thể phòng ngừa được thường do các nguyên nhân như thiếu vắc-xin. Điều này cho thấy vai trò của tiêm chủng vô cùng quan trọng. Dưới đây là những bệnh phổ biến có thể phòng ngừa bằng vắc-xin.

1. Bệnh Lao (TB)

Bệnh lao do vi trùng gây ra. Đối tượng tấn công chính của vi trùng lao thường là phổi của trẻ em và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh nhân bị vi trùng lao tấn công một có thể tử vong hoặc khó điều trị khi đã biến chứng.

Hiện nay, vắc-xin BCG đang được sử dụng để phòng ngừa vi khuẩn lao. Vắc-xin này được các nhà y tế công cộng khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, kể cả người lớn chưa được chủng ngừa từ trước. Đối với loại vắc-xin này, chúng ta chỉ cần tiêm một liều duy nhất và không phải tiêm nhắc lại.


Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi

2. Viêm gan B

Viêm gan B do một siêu vi khuẩn lây qua đường máu, đường quan hệ tình dục và từ mẹ sang con, gây ra ung thư gan và xơ gan. Hầu hết các bệnh nhân khi mắc bệnh sẽ không có triệu chứng.

Vắc-xin chủng ngừa viêm gan B là một trong số những vắc-xin đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo khuyến cáo, trẻ mới sinh ra trong vòng 24 giờ đầu nên được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B mũi đầu tiên và được tiêm nhắc lại khi trẻ được 2,3,4 tháng tuổi. Nếu được tiêm đầy đủ, vắc-xin có thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm gan B khoảng 95%

3. Bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván hay còn được gọi là phong đòn gánh, là chứng bệnh làm sưng cứng các bắp thịt trong cơ thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân là do chất độc có tên neurotoxin có trong vi trùng clostridium tetani gây ra.

Vắc-xin chủng ngừa uốn ván (Tetanus vaccine –TT) được khuyến cáo sử dụng cho trẻ 5 liều và liều thứ 6 ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, cứ sau 10 năm thì nên tiêm lại 1 lần. Đối với những người chưa được tiêm phòng thì cần tiêm ngay trong vòng 48 giờ sau khi bị thương.


Bệnh nhân bị uốn ván
Bệnh nhân bị uốn ván

4. Bệnh ho gà

Bệnh ho gà là một trong số những bệnh gây ra tỷ lệ tử vong lớn trên toàn cầu. Hầu hết bệnh nhân tử vong do bệnh này là trẻ em. Vắc-xin ngừa bệnh được khuyên dùng cho các đối tượng là trẻ em và cả người lớn. Vắc-xin ho gà thường được sử dụng phối hợp với để chống lại các bệnh lý khác (MMR). Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc-xin ho gà tiêm 3 lần cho trẻ.

5. Bệnh phế cầu khuẩn

Bệnh phế cầu bao gồm một số bệnh gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Người nhiễm phế cầu khuẩn có thể bị viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi tử vong cao do bệnh phế cầu.

Hiện nay đã có vắc-xin chủng ngừa phế cầu khuẩn. Tùy vào độ tuổi để trẻ có thể tiêm vắc-xin. Tiêm 4 mũi cho trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi, 3 mũi cho trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi, và tiêm 2 mũi cho trẻ từ 1-5 tuổi mà chưa từng tiêm vắc-xin này.


Phế cầu gây viêm phổi, viêm màng não
Phế cầu gây viêm phổi, viêm màng não

6. Hib

Haemophilus influenzae loại B (Hib) là một loại vi khuẩn gây viêm phổi chủ yếu ở trẻ nhỏ. Người bệnh nhiễm Hib có tỷ lệ tử vong cao do các chứng bệnh như: viêm màng não, viêm phổi mà không được điều trị. Vắc-xin Haemophilus influenzae týp B (Hib) là một trong những loại vắc-xin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng với liệu trình gồm 3 liều tiêm.

7. Virus Rota

Rotavirus là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ. Một khi trẻ bị tiêu chảy nếu không được can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong do mất nước và mất cân bằng điện giải. Chủng ngừa vắc-xin cho trẻ ngay từ giai đoạn 6 tuần đến 6 tháng tuổi là cách hữu hiệu để bảo vệ trẻ.


Rota virus gây tiêu chảy cấp ở trẻ
Rota virus gây tiêu chảy cấp ở trẻ

8. Bệnh Sởi

Sởi là bệnh do virus gây ra. Bệnh có tính lây lan nhanh và có thể gây mù lòa khi bị biến chứng. Hầu hết trẻ sơ sinh được tiêm vắc-xin khi được một tuổi, và mũi hai trong độ tuổi từ 4 đến 6. Trẻ từ 6 tháng tuổi là có thể tiêm vắc-xin MMR.

Trẻ sơ sinh được tiêm MMR trước ngày sinh nhật đầu tiên vẫn nên tiêm hai liều sau đó. Một số nhóm đối tượng trước khi tiêm cần được sự cho phép của bác sĩ do các vấn đề như tuổi tác, suy giảm miễn dịch hoặc dị ứng.

9. Bệnh quai bị

Quai bị được biết đến nhiều nhất vì gây ra má phồng và hàm bị sưng do sưng tuyến nước bọt. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, đau đầu và đau cơ và mệt mỏi. Quai bị là một bệnh truyền nhiễm và không có cách điều trị. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn nên tiêm vắc-xin MMR từ sớm.


Trẻ mắc bệnh quai bị
Trẻ mắc bệnh quai bị

10. Rubella

Bệnh Rubella do virus gây ra, nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm rubella trong thai kỳ có thể gây sảy thai, hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ. Rubella lây lan qua ho và hắt hơi. Các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm hai mũi vắc-xin MMR cho trẻ ở độ tuổi 12-23 tháng và 4 - 6 năm.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh một số loại bệnh như: bệnh dại, bệnh thủy đậu, bệnh bại liệt bằng vắc-xin.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp đa dạng các gói dịch vụ tiêm chủng. Đối tượng cung cấp dịch vụ từ trẻ sơ sinh đến người già. Với phương châm an toàn và hiệu quả, dịch vụ tiêm chủng tại bệnh viện được đầu tư kỹ càng về chủng loại, nguồn gốc và cách bảo quản vắc-xin, cam kết đảm bảo chất lượng tốt cho khách hàng.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm trong công tác tiêm chủng, tư vấn cũng như xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình tiêm vắc-xin, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: unicef.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe