Danh mục kiểm tra sức khỏe cho trẻ 6 tuổi

Đối với trẻ 6 tuổi, việc khám sức khỏe tổng quát là một điều vô cùng cần thiết, nhằm đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, từ đó ngăn ngừa và phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn ở trẻ. Danh mục kiểm tra sức khoẻ cho trẻ 6 tuổi sẽ bao gồm nhiều nội dung khác nhau, tập chung chủ yếu vào các vấn đề về cân nặng, khả năng ghi nhớ hoặc tiêm chủng ở trẻ.

1. Khám sức khoẻ cho trẻ đi học

Khi trẻ lên 6, đây là độ tuổi lý tưởng nhất để cho bé tiếp xúc với một môi trường học tập mới sau mẫu giáo, giúp trẻ phát triển được khả năng tư duy, ngôn ngữ cũng như giao tiếp của mình. Tuy nhiên, sức đề kháng của trẻ 6 tuổi vẫn còn khá non nớt, vì vậy bé sẽ rất dễ mắc bệnh trong môi trường học tập chung và có thể bị tái bệnh liên tục.

Chính vì vậy, việc khám sức khỏe cho trẻ đi học là một trong những điều cần thiết để các bậc phụ huynh có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất. Thông qua khám sức khỏe tổng quát sẽ giúp sớm phát hiện được các căn bệnh tiềm ẩn của trẻ, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh làm cho bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, dẫn đến khó điều trị, đặc biệt là các bệnh lý nguy hiểm.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, các bậc phụ huynh nên cho trẻ 6 tuổi đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần, và duy trì điều này cho đến khi trẻ được 16 tuổi. Đối với trẻ ở độ tuổi bắt đầu đi học có thể thực hiện khám sức khỏe ngay tại trường, hoặc ở trạm y tế tại nơi trẻ đang sinh sống.

Nhìn chung, khám sức khỏe cho trẻ đi học sẽ tạo tiền đề để trẻ có một sức khỏe dẻo dai khi bắt đầu tham gia các hoạt động học tập tại trường. Sở dĩ, khi trẻ đến trường, bé sẽ rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh viêm thanh quản hoặc viêm đường hô hấp trên. Đôi khi, bé cũng có thể nhiễm siêu vi, với các triệu chứng như sổ mũi, sốt hoặc ho nhẹ. Vì vậy, bất cứ bậc cha mẹ nào cũng cần lưu ý đến bước quan trọng này.


Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, các bậc phụ huynh nên cho trẻ 6 tuổi đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần, và duy trì điều này cho đến khi trẻ được 16 tuổi
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, các bậc phụ huynh nên cho trẻ 6 tuổi đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần, và duy trì điều này cho đến khi trẻ được 16 tuổi

2. Danh mục kiểm tra sức khoẻ cho trẻ 6 tuổi

Như đã đề cập ở trên, việc khám sức khỏe cho trẻ 6 tuổi là một điều vô cùng cần thiết, nhằm đảm bảo cho con có một sức khỏe tốt để chuẩn bị đến trường. Khi trẻ khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sau:

  • Đo chỉ số BMI nhằm đảm bảo rằng trẻ đang phát triển với tốc độ bình thường và khoẻ mạnh, không bị nhẹ cân hay thừa cân.
  • Kiểm tra mức huyết áp của trẻ
  • Kiểm tra tim và nhịp thở của trẻ
  • Kiểm tra hồ sơ chủng ngừa của trẻ, nếu cần thiết có thể tiêm vắc-xin cho trẻ
  • Làm xét nghiệm bệnh lao nếu trẻ có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào của tình trạng này.
  • Thực hiện khám mắt đề kiểm tra cấu trúc và liên kết của mắt trẻ, nhằm biết được liệu các chuyển động của mắt có chính xác và linh hoạt hay không, đồng thời tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh lý mắt bẩm sinh hoặc các vấn đề khác liên quan đến mắt.
  • Kiểm tra thị lực của trẻ thông qua biểu đồ mắt
  • Kiểm tra thính giác của trẻ
  • Kiểm tra một số rối loạn ở trẻ, chẳng hạn như rối loạn tăng động giảm chú ý.

Việc khám sức khỏe cho trẻ 6 tuổi là một điều vô cùng cần thiết, nhằm đảm bảo cho con có một sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị đến trường
Việc khám sức khỏe cho trẻ 6 tuổi là một điều vô cùng cần thiết, nhằm đảm bảo cho con có một sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị đến trường

3. Khám sức khoẻ cho trẻ 6 tuổi, bác sĩ hỏi những gì?

Ngoài việc cho trẻ thực hiện các bài kiểm tra về thể chất, bác sĩ cũng có thể yêu cầu các bậc phụ huynh cung cấp một số thông tin sau đây:

  • Chế độ ăn uống của trẻ: Bác sĩ cần đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm cần thiết cho sự phát triển như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thức ăn giàu canxi. Nếu trẻ là một người kén ăn, bạn hãy hỏi bác sĩ về một số lời khuyên và biện pháp cho ăn khác hiệu quả hơn.
  • Thời gian ngủ của trẻ: Trẻ ngủ bao nhiêu giờ vào mỗi đêm? Hầu hết mọi đứa trẻ trong độ tuổi này đều cần ngủ từ 9-12 giờ. Bác sĩ thường khuyến cáo bạn nên cho trẻ đi ngủ từ 7:30 tối đến 9 giờ tối để con bạn có thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể hỏi bạn về thời gian ngủ của trẻ, đặc biệt nếu có bất kỳ thói quen nào vào ban đêm của trẻ mà bạn muốn phá bỏ.
  • Trẻ có tập thể dục hoặc hoạt động thể chất một giờ mỗi ngày không?: Nhìn chung, các hoạt động thể chất đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ theo các cách khác nhau. Việc tập thể dục thường xuyên là một điều cần thiết để giữ cho con bạn luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa được các bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, tập thể dục cũng rất tốt cho sức khỏe tinh thần của trẻ, vì nó mang lại cho trẻ cơ hội thử thách bản thân và kết bạn nhiều hơn với những đứa trẻ đồng trang lứa.
  • Trẻ có thích đi học không?: Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị bắt nạt, hoặc có bất kỳ vấn đề nào khác khi đến trường, bác sĩ có thể cho bạn một số lời khuyên để bạn có thể xử lý những vấn đề này ở trẻ.
  • Mức độ tự lập của trẻ: Liệu bạn có thường xuyên cho bé tự làm những công việc để trở nên tự lập hơn không? Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đều rất háo hức muốn làm mọi thứ cho chính bản thân mình. Nếu con bạn muốn trở nên tự lập hơn, chẳng hạn như tự chuẩn bị đồ ăn nhẹ, bác sĩ có thể đề xuất một số cách để bạn khuyến khích con tự chăm sóc bản thân.
  • Khả năng ghi nhớ của trẻ: Liệu trẻ có nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của bạn không? Ghi nhớ là một kỹ năng nhận thức phát triển nhanh chóng ở lứa tuổi này. Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, bạn có thể cho trẻ sử dụng các thiết bị hỗ trợ trí nhớ, chẳng hạn như hát số điện thoại và địa chỉ nhà theo giai điệu của một bài hát mà bé thích. Nếu điều này vẫn không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể thực hiện một bài đánh giá kỹ năng học tập của trẻ.

Khi trẻ lên 6, đây là độ tuổi lý tưởng nhất để cho bé tiếp xúc với một môi trường học tập mới sau mẫu giáo, giúp trẻ phát triển được khả năng tư duy, ngôn ngữ cũng như giao tiếp của mình
Khi trẻ lên 6, đây là độ tuổi lý tưởng nhất để cho bé tiếp xúc với một môi trường học tập mới sau mẫu giáo, giúp trẻ phát triển được khả năng tư duy, ngôn ngữ cũng như giao tiếp của mình

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe