Khám sức khỏe cho trẻ em hiện nay chưa được thực hiện rộng rãi ở nước ta, tuy nhiên đây là một trong số những việc làm cần thiết trong suốt quá trình chăm sóc trẻ. Trẻ 6 tháng tuổi đang bước vào những mốc phát triển quan trọng liên quan đến cả thể chất và trí tuệ. Trẻ 6 tháng khám những gì câu hỏi mà bố mẹ thường tự đặt ra. Bài viết này giới thiệu khái quát những việc sẽ làm khi khám sức khỏe cho trẻ em 6 tháng tuổi.
1. Bác sĩ sẽ làm gì trong khi khám sức khỏe cho trẻ em 6 tháng tuổi?
1.1 Cân và đo trẻ
Trẻ cần được cởi bỏ toàn bộ áo quần trước khi cân, tương tự như những lần khám trước đây. Sau đó bác sĩ sẽ cân trẻ, đo chiều dài và chu vi vòng đầu, và vẽ các kết quả đo lường được lên trên biểu đồ tăng trưởng.
Biểu đồ tăng trưởng cho phép so sánh sự phát triển của trẻ với những đứa trẻ khác cùng tuổi thông qua các đường bách phân vị. Giá trị đường bách phân vị được ghi nhận trên biểu đồ không thực sự quan trọng, miễn là tốc độ phát triển của trẻ có xu hướng gia tăng ổn định giữa những lần khám khác nhau.
1.2 Thăm khám lâm sàng toàn diện
Tim mạch và hô hấp: Bác sĩ sử dụng ống nghe để lắng nghe nhịp tim và âm thở, phát hiện bất kỳ nhịp tim bất thường hoặc các vấn đề liên quan đến hô hấp.
Mắt: Kiểm tra các dấu hiệu bất của các bệnh lý bẩm sinh về mắt và các vấn đề khác. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các ống tuyến lệ, sự tiết và lưu thông nước mắt. Bác sĩ có thể phát hiện được hiện tượng tắc tuyến lệ và tiết dịch bất thường.
Tai: Tìm kiếm các dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng và quan sát cách bé phản ứng với âm thanh.
Miệng: Các dấu hiệu gợi ý tình trạng nhiễm trùng như tưa miệng - một bệnh nhiễm trùng nấm miệng, và các bất thường về lưỡi, nướu, niêm mạc má và họng.
Đầu: Ngoài việc đo chu vi vòng đầu của trẻ, bác sĩ còn kiểm tra các điểm mềm và hình dạng đầu của trẻ. Một số trẻ có thể có dấu hiệu đầu lép do nằm lâu ở một tư thế ngửa.
Toàn thân: Phản xạ và trương lực cơ của trẻ là những yếu tố cần kiểm tra khi khám sức khỏe cho trẻ em 6 tháng tuổi. Ngoài ra, trong quá trình, trẻ cũng được kiểm tra đồng thời tình trạng da của bé để tìm vàng da, phát ban và các vết bớt bẩm sinh nếu có. Trẻ 6 tháng tuổi cần được đánh giá khả năng kiểm soát hệ cơ khi ngồi thẳng cũng như cách trẻ vươn người, lấy đồ vật và tương tác với mọi người xung quanh.
Bụng: Bác sĩ thường ấn nhẹ vào thành bụng để kiểm tra sự hiện diện của các khối thoát vị hoặc bất kỳ cơ quan lớn lên một cách bất thường.
Bộ phận sinh dục: Mở tã cho bé và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng ở các cơ quan sinh dục ngoài và hệ tiết niệu. Tìm kiếm cũng như loại trừ các dấu hiệu nhiễm trùng là việc làm thường quy.
Hông và chân: Bác sĩ sẽ di chuyển hai chân của bé để tìm các dấu hiệu bất thường liên quan đến khớp hông.
1.3 Cho trẻ chích ngừa một số bệnh
Trẻ em 6 tháng tuổi có thể sẽ được tiêm phòng viêm gan B, bại liệt, viêm não mô cầu, Hib và uống vắc – xin vi rút Rota. Trẻ cũng sẽ được tiêm mũi vắc – xin cúm đầu tiên vào mùa dịch cúm. Bác sĩ nên có một trợ lý y khoa đảm nhận việc lên lịch chích ngừa cho từng trẻ, cũng như nhắc nhở bố mẹ khi đến lịch tiêm, để không bỏ sót các mốc quan trọng. Việc tiêm phòng cho trẻ thường được khuyên thực hiện vào cuối mỗi buổi thăm khám để bố mẹ có thời gian an ủi trẻ và không cản trở các phần còn lại của việc thăm khám.
1.4 Tư vấn cho bố mẹ về những vấn đề còn thắc mắc
Bác sĩ cũng sẽ giải quyết bất kỳ mối quan tâm đáng chú ý nào về sức khỏe của trẻ hoặc cách chăm sóc trẻ đúng đắn như hăm tã, trớ sữa. Bác sĩ cũng sẵn sàng hỏi bố mẹ một số câu hỏi để giúp bố mẹ hiểu được những gì là bình thường ở độ tuổi này.
Các câu hỏi bác sĩ có thể hỏi lúc khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em 6 tháng tuổi
Trẻ ngủ thế nào? Các thói quen ngủ của trẻ vẫn thất thường trong độ tuổi này, nhưng hầu hết trẻ sơ sinh sẽ ngủ theo chu kỳ 2-3 giờ vào ban ngày và ban đêm. Thời gian ngủ tổng cộng mỗi ngày khoảng 14 đến 15 giờ.
Trẻ có vẻ đã sẵn sàng cho thức ăn đặc? Khoảng 4 đến 6 tháng tuổi là độ tuổi được khuyến nghị để bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc - tức là loại ngũ cốc nhão dành cho thức ăn đặc đầu tiên của bé. Bác sĩ có thể giúp bạn quyết định cách tập cho trẻ ăn, nếu người mẹ chưa thực sự bắt đầu. Hãy chắc chắn thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng bất cứ loại thực phẩm nào xảy ra trong gia đình bạn
Trẻ đi tiêu như thế nào? Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, nhu động ruột của bé sẽ hoạt động khó hơn và có mùi hôi hơn. Nhưng nhìn chung, phân của bé vẫn phải khá mềm mới được xem là bình thường. Phân khô hoặc dạng viên tròn nhỏ là dấu hiệu của tình trạng mất nước, hoặc táo bón. Hãy cho bác sĩ của trẻ biết nếu bố mẹ nhận thấy điều này.
Trẻ có thể lăn lộn hay tự ngồi dậy được không? Khi được 6 tháng, nhiều em bé có thể lăn lộn cả hai chiều (trước ra sau và ra trước) và ngồi mà không cần hỗ trợ, mặc dù một số em cần thêm một chút thời gian để thành thạo những kỹ năng này. Nếu trẻ chưa học cách lăn lộn ít nhất một cách, hãy nói với bác sĩ của trẻ.
Trẻ đã bắt đầu mọc răng chưa? Một số trẻ mọc chiếc răng đầu tiên sớm nhất là vào 6 tháng tuổi - hoặc thậm chí sớm hơn. Bé có thể bị đỏ, sưng và đau nướu trong khi răng đang mọc. Bác sĩ có thể gợi ý cách làm dịu nướu cho bé. Khi chiếc răng đầu tiên nhú lên, bác sĩ sẽ khuyên con bạn uống nước có chứa fluor hoặc nhỏ thuốc có chứa fluor.
Trẻ tạo ra những âm thanh gì? Ở độ tuổi này, các kỹ năng ngôn ngữ của bé bao gồm bập bẹ, kêu, cười, bắt chước người khác và ho. Trẻ có thể cũng tạo ra những âm thanh có thể nhận dạng như "ba," "da" hoặc "ma". Nếu trẻ không tạo ra bất kỳ âm thanh nào hoặc ít "nói" hơn trước, hãy thông báo với bác sĩ.
Trẻ có hứng thú với thế giới xung quanh không? Lúc này, bé đã thành thạo với trò chơi khám phá, đưa đồ vật vào miệng và đập, làm rơi hoặc ném đồ vật. Nói với bác sĩ nếu bé có vẻ không hứng thú với đồ chơi hoặc đồ vật khác.
Kỹ năng vận động tinh của bé thế nào? Bé có thể với và lấy đồ vật, và bé cũng có thể dùng tay để quét các đồ vật nhỏ về phía mình và chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác.
Kỹ năng vận động thô của bé như thế nào? Trẻ sẽ có thể chịu được trọng lượng trên bàn chân khi bạn bế bé lên. Chân vòng kiềng và bàn chân tròn - cong lên thay vì bằng phẳng để đi - vẫn bình thường ở độ tuổi này, nhưng nếu bé di chuyển theo cách khiến bạn lo lắng, ủng hộ một chân, dường như nghiêng sang một bên khi bé di chuyển hoặc có xu hướng chỉ sử dụng một tay, cho bác sĩ biết.
Bạn có nhận thấy điều gì bất thường về đôi mắt của bé hoặc cách bé nhìn mọi thứ không? Tại mỗi lần khám sức khỏe cho bé, bác sĩ nên kiểm tra cấu trúc và sự liên kết của mắt và khả năng cử động chính xác của bé. Khi được 6 tháng, trẻ sẽ có thể kiểm soát chuyển động mắt của mình và đôi khi không còn xuất hiện mắt bắt chéo nữa.
Thính giác của bé thế nào? Nếu bé không quay đầu với âm thanh, hãy nói với bác sĩ. Các vấn đề về thính giác tiềm ẩn được điều tra càng sớm thì chúng càng có cơ hội phục hồi cao hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong