Đang cho con bú có tiêm được vắc-xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có liên quan đến một số loại ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung và cổ họng. Phụ nữ cho con bú có thể lo lắng về việc truyền virus cho trẻ thông qua sữa mẹ.

1. Có tiêm phòng vắc-xin HPV khi đang cho con bú không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể được tiêm phòng. Vì vắc xin không ảnh hưởng đến chất lượng sữa hay các ảnh hưởng khác đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trắc nghiệm: Những điều cần biết về kiêng cữ sau sinh

Sau sinh, cơ thể sản phụ sẽ có rất nhiều sự thay đổi, việc thực hiện tốt các kiêng cữ sau sinh và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình hồi phục sức khỏe. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về kiêng cữ sau sinh và thực hiện sao cho phù hợp nhất.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Tạ Quốc Bản , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Tạ Quốc Bản
Tạ Quốc Bản
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Sản phụ khoa
Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

2. Tại sao phải tiêm phòng vắc-xin HPV?

Vắc-xin HPV ngăn ngừa nhiễm trùng các loại virus HPV ở người có liên quan đến nhiều bệnh ung thư, bao gồm:

  • Ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
  • Ung thư âm đạo và âm hộ ở nữ giới.
  • Ung thư hậu môn ở nữ và nam.
  • Ung thư vòm họng ở nữ và nam.
  • Ung thư dương vật ở nam giới.

Ngoài ra, vắc-xin HPV ngăn ngừa nhiễm trùng các loại vi-rút gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục ở cả nữ và nam.

Tiêm vắc-xin không thay thế cho sàng lọc ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này không bảo vệ chống lại tất cả các loại vi-rút có thể gây ung thư cổ tử cung. Phụ nữ vẫn nên đi xét nghiệm Pap thường xuyên.

Nhiễm HPV thường xuất phát từ quan hệ tình dục, và hầu hết mọi người sẽ bị nhiễm bệnh tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng sẽ tự biến mất và không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Bên cạnh đó vẫn có hàng ngàn phụ nữ và nam giới bị ung thư và các bệnh khác từ HPV.


Virus HPV có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm
Virus HPV có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm

3. Các trường hợp khuyến cáo

  • Đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (đe dọa tính mạng) với một liều vắc-xin HPV không nên dùng các liều khác.
  • Bị dị ứng nặng (đe dọa đến tính mạng) với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin HPV đều không nên chủng ngừa.
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ dị ứng nào nghiêm trọng, bao gồm cả dị ứng với nấm men.
  • Vắc xin HPV không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai.

4. Phản ứng với vắc-xin HPV sau khi tiêm


Sốt nhẹ có thể gặp sau khi tiêm vắc-xin HPV
Sốt nhẹ có thể gặp sau khi tiêm vắc-xin HPV

Các vấn đề nhẹ hoặc trung bình sau khi tiêm vắc-xin HPV:

Phản ứng ở cánh tay nơi tiêm:

  • Đau nhức (khoảng 90%)
  • Đỏ hoặc sưng (khoảng 30%)

Sốt:

  • Nhẹ (37.5 độ C) (khoảng 10%)
  • Trung bình, cao (38.5 - 39 độ C) (khoảng 2%)

Các vấn đề khác:

  • Nhức đầu (khoảng 33%)

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc-xin:

  • Đối tượng tiêm phòng có thể bị ngất xỉu. Ngồi hoặc nằm trong khoảng 15 phút có thể giúp ngăn ngừa ngất xỉu và chấn thương do ngã. Hãy gọi bác sĩ cảm thấy chóng mặt, hoặc thay đổi thị lực hoặc ù tai.
  • Một số người bị đau dữ dội ở vai và gặp khó khăn khi di chuyển cánh tay nơi bị tiêm. Điều này rất hiếm khi xảy ra.
  • Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Phản ứng như vậy từ vắc-xin là rất hiếm, ước tính khoảng 1 trên một triệu liều, và sẽ xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiêm vắc-xin.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe