Đặc điểm virus gây bệnh quai bị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vắc - xin quai bị được khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ nhỏ trong chương trình tiêm chủng ở hầu hết các quốc gia.

1. Quai bị là bệnh gì?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus) thuộc họ Paramyxoviridae, với biểu hiện đặc trưng là sưng đau tuyến nước bọt. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số biến chứng khác nếu không điều trị kịp thời. Trẻ em là đối tượng thường xuyên nhiễm quai bị, trừ độ tuổi nhũ nhi (ít hơn 1 tuổi) thì hiếm khi bị, nguyên nhân có thể do vẫn còn kháng thể tốt từ mẹ. Virus có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể: khoảng từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 – 20 độ C, bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 56 độ C hoặc dưới tác động của các hóa chất diệt khuẩn.

Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp và thường dễ lây nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hay 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ...

2. Triệu chứng lâm sàng của virus quai bị

Triệu chứng thường gặp của virus quai bị thường là đau và sưng ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai (vùng má và hàm). Tình trạng sưng thường diễn biến nặng trong từ 1 đến 3 ngày và sau đó giảm dần trong tuần tiếp theo. Khi sưng diễn biến nặng, phần góc của xương hàm dưới mang tai không còn nhìn thấy được. Thông thường, bệnh nhân không thể cảm nhận được xương hàm do tình trạng sưng phồng. Một bên mang tai có thể biểu hiện sưng trước bên kia và có khoảng 25% bệnh nhân chỉ bị sưng một bên. Các tuyến nước bọt khác (hàm dưới và dưới lưỡi) nằm dưới sàn miệng cũng có thể sưng lên nhưng tỷ lệ gặp ít hơn (khoảng 10%).

Các triệu chứng không điển hình báo hiệu bệnh quai bị có thể xuất hiện trước đó, bao gồm sốt nhẹ kéo dài 3 - 4 ngày, đau cơ, chán ăn, khó chịu và đau đầu. Biểu hiện quai bị thường kéo dài ít nhất 2 ngày, nhưng có thể kéo dài hơn 10 ngày. Nhiễm virus quai bị cũng có thể chỉ biểu hiện các triệu chứng không đặc hiệu hoặc chủ yếu là những dấu hiệu liên quan đến hô hấp hoặc thậm chí không có triệu chứng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tái phát quai bị khi tình trạng viêm ở một bên mang tai đã khỏi, nhưng vài ngày đến vài tuần sau đó lại xuất hiện tiếp tục ở bên mang tai còn lại. Biểu hiện nhiễm virus quai bị đôi khi nhầm lẫn với sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc sưng tuyến nước bọt do bệnh cúm.

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh quai bị là điếc do ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Nam giới trưởng thành hoặc thanh thiếu niên có thể gặp phải triệu chứng đau và sưng tinh hoàn, tuy nhiên hiếm khi bệnh dẫn đến vô sinh nam. Nhiễm virus quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra sảy thai, bệnh hiếm khi dẫn đến tử vong.

Quai bị là bệnh được phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm vắc-xin. Việc tiêm chủng vắc - xin quai bị giúp hạn chế khả năng mắc bệnh, giảm tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng và biến chứng nặng của bệnh hơn so với những người chưa được tiêm chủng. Trước khi vắc - xin quai bị ra đời, đã có hơn 99% dân số Hoa Kỳ mắc bệnh. Tuy nhiên, ngay cả với những người được tiêm phòng đầy đủ, dịch bệnh quai bị vẫn có thể bùng phát.


Triệu chứng thường gặp nhất của virus quai bị thường là đau và sưng vùng má và hàm
Triệu chứng thường gặp nhất của virus quai bị thường là đau và sưng vùng má và hàm

3. Khả năng lây lan của virus quai bị

Virus quai bị phát triển và nhân lên ở đường hô hấp trên, lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch tiết hô hấp của bệnh nhân. Nguy cơ lây lan virus càng tăng cao nếu tiếp xúc càng lâu và càng gần với người bị quai bị. Thời gian lây nhiễm cao nhất là từ 2 đến 5 ngày sau khi khởi phát viêm tình trạng viêm tuyến mang tai.

Người mắc bệnh quai bị nên tránh tiếp xúc với người khác từ khi nhận được chẩn đoán cho đến ngày thứ 5 sau khi khởi phát triệu chứng. Bệnh nhân nên làm việc và học tập tại nhà, tránh đến những chỗ tập trung đông người và ở trong phòng riêng nếu có thể.

4. Quai bị ở phụ nữ mang thai

Quai bị khi xảy ra ở phụ nữ mang thai thường mang tính chất lành tính và không diễn tiến nặng như ở phụ nữ không mang thai. Tương tự như các bệnh nhiễm trùng khác, quai bị trong những tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra các biến chứng nhất định về mặt lý thuyết.

Đã có nghiên cứu báo cáo mối liên quan giữa nhiễm virus quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ và sự gia tăng tỷ lệ sảy thai tự nhiên. Một nghiên cứu khác cho rằng mắc quai bị khi mang thai có thể khiến cân nặng của em bé khi sinh thấp hơn so với những người mẹ không mắc bệnh. Tuy nhiên, cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa mới có thể kết luận về những tác hại của quai bị đối với thai kỳ.

5. Quai bị ở người đã tiêm chủng vắc - xin

Những người trước đây đã tiêm 1 hoặc 2 liều vắc - xin phối hợp MMR (vắc - xin phòng sởi, quai bị, rubella) vẫn có thể bị quai bị và lây truyền virus gây bệnh. Điều này không có nghĩa là vắc - xin không hiệu quả. Hiệu quả của việc tiêm vắc - xin phòng bệnh quai bị được đánh giá bằng cách so sánh tỷ lệ tấn công và gây bệnh của virus ở những người được tiêm vắc - xin so với những người chưa được tiêm.

Trên thực tế, trong những đợt bùng phát bệnh quai bị, những người chưa được tiêm vắc - xin ngừa quai bị thường có tỷ lệ mắc quai bị lớn hơn nhiều so với những người đã được tiêm phòng đầy đủ. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh cũng nhẹ hơn và ít gặp hơn biến chứng hơn ở những người đã được tiêm chủng.

6. Các xét nghiệm chẩn đoán virus quai bị

RT-PCR và nuôi cấy virus là các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán virus gây bệnh quai bị. Test huyết thanh IgM cũng có thể sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán nhiễm quai bị. Ngoài ra, tình trạng tiêm chủng của bệnh nhân và thời gian thu thập mẫu bệnh phẩm là rất quan trọng để phân tích kết quả xét nghiệm. Mặt khác, kết quả xét nghiệm âm tính không loại trừ khả năng đã nhiễm virus quai bị (trường hợp này còn gọi là âm tính giả).


RT-PCR được dùng để chẩn đoán virus gây bệnh quai bị
RT-PCR được dùng để chẩn đoán virus gây bệnh quai bị

7. Ngừa quai bị bằng vắc - xin

Tiêm phòng vắc - xin quai bị là cách tốt để ngăn ngừa bệnh quai bị và các biến chứng của bệnh. Vắc - xin quai bị hiện nay được bao gồm trong vắc-xin phối hợp MMR và MMRV (sởi - quai bị - rubella - varicella). Tiêm 1 mũi vắc - xin quai bị sẽ có khoảng 78% hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh, tiêm 2 mũi thì hiệu quả đạt khoảng 88%.

Theo khuyến nghị của Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng ngừa (ACIP), những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị nên tiêm liều vắc - xin MMR thứ ba ngoài 2 liều cơ bản. Mục đích của khuyến nghị này là nhằm cải thiện hiệu quả bảo vệ trong môi trường dễ bùng phát dịch bệnh, hạn chế khả năng mắc bệnh quai bị và các biến chứng liên quan. Cụ thể:

  • Cơ sở y tế tại địa phương sẽ cung cấp thông tin về các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc quai bị để đề xuất tiêm thêm 2 liều vắc - xin. Nếu nghi ngờ có ổ dịch hoặc không chắc chắn mình có thuộc nhóm nguy cơ cao hay không, hãy liên hệ đến sở y tế địa phương để biết thêm thông tin;
  • Không nên tiêm liều thứ 3 trừ khi bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh theo xác nhận của cơ quan y tế tại địa phương;
  • Vắc - xin MMR chưa được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa bệnh ở những người đã bị nhiễm virus quai bị. Không nên dùng vắc - xin như biện pháp để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm đối với các trường hợp tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Vắc - xin ngừa quai bị chưa được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa bệnh ở những người đã bị nhiễm virus quai bị
Vắc - xin ngừa quai bị chưa được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa bệnh ở những người đã bị nhiễm virus quai bị

Từ khi có sự xuất hiện của vắc - xin quai bị, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm đi rất nhiều, song hàng năm vẫn có một số lượng ca mắc nhất định. Bất cứ ai chưa được tiêm vắc - xin phòng ngừa quai bị, đặc biệt là khách lữ hành đến các quốc gia, khu vực chưa phổ biến những chương trình tiêm chủng dành cho bệnh quai bị thì có nguy cơ bị nhiễm virus này khá cao. Điều quan trọng là trẻ em cần hoàn thành đầy đủ liệu trình tiêm vắc - xin quai bị theo khuyến cáo để được bảo vệ chống lại bệnh. Phụ nữ cần được tiêm phòng MMR (sởi - quai bị - rubella) trước mang thai 3 tháng.

8. Tiêm vắc - xin quai bị ở đâu tốt?

Vắc - xin MMR II 0.5ml phòng sởi - quai bị - rubella là một trong số các loại vắc - xin hiện có tại Phòng tư vấn và tiêm chủng vắc - xin của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Vắc- xin này do hãng MSD (Mỹ) sản xuất. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Khách hàng được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm trước khi có chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới.

Tiêm phòng vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec
Tiêm phòng vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec

  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, yên tĩnh, sạch sẽ.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.

9. Hướng dẫn đặt lịch tiêm phòng tại Vinmec

Cách 1: Đặt hẹn qua Tổng đài

Quý khách liên hệ trực tiếp đến tổng đài của Bệnh viện hoặc Phòng khám của Vinmec trên toàn quốc.

  • Bệnh viện Vinmec Times City (Hà Nội): Hotline: 02439743556
  • Bệnh viện Vinmec Central Park (TP HCM): Hotline: 028 3622 1166
  • Bệnh viện Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa): Hotline: 0258 3900 168
  • Bệnh viện Vinmec Hạ Long (Quảng Ninh): Hotline: 0203 3828 188
  • Bệnh viện Vinmec Hải Phòng (Hải Phòng): Hotline: 0225 7309 888
  • Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng (Đà Nẵng): Hotline: 0236 3711 111
  • Bệnh viện Vinmec Phú Quốc (Kiên Giang): Hotline: 029 7398 5588

Cách 2: Đặt hẹn trực tuyến

Cách 3: Đặt hẹn trực tiếp

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe