Đặc điểm của dịch ối và các vấn đề thường gặp

Dịch ối là túi bao bọc quanh bào thai. Những thay đổi bất thường về màu sắc, mùi và hàm lượng nước ối cảnh báo các bệnh tật và biến chứng nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi. Do đó, các sản phụ cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn bác sĩ để đảm bảo thai nhi an toàn và có biện pháp xử trí sớm nếu có phát hiện bất thường.

1. Đặc điểm của dịch ối

Lượng nước ối nhiều nhất khi thai được khoảng 34 tuần (tuổi thai), trung bình 800 mL. Khoảng 600mL nước ối bao quanh bào thai khi đủ tháng (40 tuần tuổi). Theo đó, nước ối liên tục di chuyển (tuần hoàn) thông qua quá trình em bé nuốt, "hít" và thải bỏ nước ối.

Đặc điểm đặc trưng của dịch ối bao gồm:

  • Nước ối thường có màu trong đến vàng nhạt.
  • Nước ối không mùi hoặc có mùi hơi ngọt
  • Lượng nước ối tăng lên trong suốt thai kỳ cho đến khoảng tuần 34, rồi bắt đầu giảm nhẹ.
  • Nước ối được tạo nên từ nước, chất điện giải, protein, carbohydrate, lipid, phospholipid và urê, cũng như các tế bào của thai nhi.

Vai trò của nước ối bao gồm:


Chọc ối giúp cung cấp các thông tin về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi
Chọc ối giúp cung cấp các thông tin về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

  • Thai nhi di chuyển trong bụng mẹ, cho phép xương phát triển đúng cách
  • Phổi phát triển đúng cách
  • Ngăn chặn áp lực lên dây rốn
  • Giữ nhiệt độ ổn định xung quanh em bé, bảo vệ khỏi mất nhiệt
  • Bảo vệ em bé khỏi thương tích bên ngoài hoặc chuyển động đột ngột
  • Tạo thành nước tiểu

Lượng nước ối bất thường sẽ làm bác sĩ quan sát quá trình thai sản của các bà mẹ cẩn thận hơn. Xét nghiệm nước ối qua chọc ối sẽ giúp cung cấp các thông tin về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

XEM THÊM: Nước ối có màu gì? Các vấn đề bất thường hay gặp với nước ối

2. Các vấn đề thường gặp liên quan đến dịch ối

2.1. Màu dịch ối bất thường

  • Hít ối phân su: Khi mang thai đủ tháng hoặc gần đủ tháng, nước ối có màu xanh lá cây hoặc nâu là dấu hiệu bé đã đi tiêu (phân su). Màu sắc thay đổi là dấu hiệu của em bé gặp nguy hiểm hoặc đơn giản là thai kỳ đã đủ dài.
  • Chuyển dạ, thai chết lưu, các vấn đề về nhau thai: Dấu hiệu là nước ối chuyển sang màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Hình ảnh hít ối phân su
Hình ảnh hít ối phân su

2.2. Mùi dịch ối bất thường

Dịch ối có mùi hôi thường là dấu hiệu của nhiễm trùng. Phụ nữ bị vỡ ối tại nhà nên được đưa đến bệnh viện ngay lập tức nếu dịch ối có mùi hôi (có thể kèm hoặc không kèm theo sốt).

XEM THÊM: Nước ối bất thường, có màu xanh đục, nâu: Cảnh báo nguy hiểm

2.3. Thiểu ối

Thiểu ối là tình trạng thiếu nước ối thường xảy ra với những bà mẹ mang thai muộn, vỡ ối, rối loạn chức năng nhau thai hoặc bất thường thai nhi (dị tật bẩm sinh, bất thường về thận). Lượng nước ối được đo qua siêu âm.

2.4. Đa ối

Đa ối là tình trạng dư thừa nước ối thường xảy ra với các trường hợp đa thai (sinh đôi hoặc sinh ba), dị tật bẩm sinh hoặc tiểu đường thai kỳ. Trong một số trường hợp, nguyên nhân không được xác định rõ. Chứng đa ối được chẩn đoán qua siêu âm thai.

2.5. Vỡ màng ối sớm (PPROM)


vỡ ối non
vỡ ối non

Các biến chứng như nhiễm trùng, suy thai, chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non có thể phát sinh cho cả mẹ và em bé nếu vỡ màng ối quá sớm trong thai kỳ. Thông thường, mục tiêu điều trị là trì hoãn chuyển dạ càng lâu càng tốt cho mẹ và thai nhi. Các bà mẹ bị vỡ ối sớm sẽ được yêu cầu nhập viện, nghỉ ngơi tại giường, tiêm kháng sinh và corticosteroid để tăng tốc độ phát triển của thai nhi, làm chậm quá trình chuyển dạ và tăng cơ hội sống sót cho thai nhi nếu sinh sớm.

Những bất thường về thể tích và màu sắc nước ối có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe thai nhi cũng như gây tâm lý lo lắng cho thai phụ. Vì vậy bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, uống nước đầy đủ, các mẹ bầu cũng đừng quên các buổi khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bất thường có thể xảy ra trong thai kỳ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: verywellfamily, medlineplus.gov, sciencedirect.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe