Trẻ sơ sinh đủ tháng là những em bé có tuổi thai phát triển bên trong tử cung trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày hoặc là 278 ngày +/- 15 ngày hay 38- 42 tuần tuổi tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng. Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài trẻ sơ sinh đủ tháng sẽ giúp chăm sóc thai nhi tốt nhất trong thời điểm quan trọng trước khi sinh.
1. Đặc điểm bên ngoài trẻ sơ sinh đủ tháng là gì?
Nhìn chung, những đặc điểm lâm sàng của từng trẻ sơ sinh sẽ thay đổi khác nhau thì theo tuổi của mỗi thai kỳ, do đó chúng ta có thể dựa trên những dấu hiệu thực thể để có thể xác định gần đúng về tuổi của thai kỳ.
Đặc điểm bên ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng bao gồm:
Cân đo
- Trọng lượng cơ thể:
- Bé trai có cân nặng dao động trong khoảng 3000-3100g.
- Bé gái có cân nặng dao động trong khoảng từ 2900-3000g.
- Vòng đầu của thai nhi là 34-35cm.
- Chiều dài khoảng 50cm.
- Vòng ngực của thai nhi là 33-34cm.
Những tiêu chuẩn cơ bản về hình thể bên ngoài là:
- Sụn vành tai của thai nhi cứng, có độ cong của vành tai tròn đều.
- Kích thước của núm vú với độ nổi cộm trên 7mm.
- Xuất hiện khá nhiều nếp nhăn ở khắp lòng bàn chân, chiếm khoảng 2/3 sau lòng bàn chân.
- Đặc điểm của bộ phận sinh dục bên ngoài:
- Một số dấu hiệu phụ đi kèm là tóc của trẻ khá mượt, có chiều dài tiêu chuẩn là khoảng 2cm, vầng trán thì nở nang và rộng.
Tiêu chuẩn chung về trương lực của cơ
- Tư thế của trẻ thường sẽ co nhiều hơn là duỗi (do tăng trương lực cơ).
- Góc khoeo ( chính là góc giữa cẳng chân và đùi): 90o
- Nếu như kéo duỗi cẳng tay sau đó buông ra thì trẻ vẫn sẽ kéo cẳng tay lại dù đã bị kéo lâu.
- Dấu hiệu liên quan đến khăn quàng cổ: phần khuỷu tay không thể kéo qua được đường giữa.
- Nếu để bàn chân trẻ được tiếp xúc trực tiếp với phần mặt phẳng cứng thì sẽ xuất hiện sự nhún lên của bộ phận chi dưới.
- Nếu thử nghiệm kéo đầu nhẹ nhàng, trẻ vẫn sẽ giữ được đầu.
- Một số phản xạ nguyên thủ đều và đầy đủ.
2. Những đặc điểm sinh lý về các cơ quan của trẻ sơ sinh đủ tháng
Về hệ hô hấp
Nhịp thở dao động trong khoảng 40-60l/phút, trẻ sơ sinh có thể thở không đều và thi thoảng xuất hiện những cơn ngừng thở ngắn trong khoảng từ 3-5 giây, đôi khi có thể là co kéo nhẹ các cơ hô hấp hoặc là rên nhẹ.
Thông thường, hiện tượng này mất đi nhanh chóng sau 1-2 giờ đầu sau khi đẻ. Lúc này, nhịp thở của trẻ sẽ ổn định dần và chỉ còn khoảng 40-45 lần/phút và không xuất hiện những tiếng thở rên và không co kéo các cơ hô hấp.
Hệ tim mạch
Đa số nhịp tim đều phụ thuộc rất nhiều vào nhịp thở và nhịp thường nhanh, dao động là 140-160 lần/phút rồi sau đó cũng sẽ ổn định dần. Điện tim thường khá to, với tỷ lệ của tim ngực là 0,55 trục hơi bị lệch sang bên phải. Phần thành mạch có tính thấm tương đối cao và dễ bị vỡ, đặc biệt là trong những trường hợp trẻ bị thiếu oxy.
Hệ huyết học
Số lượng của bạch cầu, hồng cầu và Hematocrit thường sẽ cao sau khi đẻ và giảm dần theo tuổi:
- Huyết sắc tố: tính từ ngày đầu tiên đến ngày thứ bảy: 19,3 ->17,9g/l, tính từ tuần 2 cho đến tuần thứ 4: khoảng 17,3->14,2g/l
- Bạch cầu: tính từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 7 là: 18,1->12,2 × 103/mm3
- Tiểu cầu: tuần đầu tiên từ 192->224×103/mm3.
Hệ thần kinh
Trong tình trạng hưng phấn sẽ dễ bị kích thích, và đáp ứng lan tỏa. Những trung tâm bên dưới vỏ cùng với tủy sẽ hoạt động tương đối mạnh do chưa có sự kiểm soát chặt chẽ bởi vỏ não. Thông thường, vỏ não sẽ ít nếp nhăn hơn nhiều so với các tế bào não. Còn độ thấm của thành mạch thì cao nhất ở vùng tiểu não ở những trẻ đẻ non do vậy rất dễ bị xuất huyết màng não.
Một số giác quan khác
- Xúc giác: thường đã phát triển rất tốt, khi sờ vào lưng thì trẻ sẽ bắt đầu thở sâu hơn và tiêm thì trẻ cũng bắt đầu biết khóc, tuy nhiên tuyến mồ hôi của trẻ vẫn chưa phát triển.
- Thính giác: lúc này đã phát triển rất tốt nên trẻ bắt đầu biết giật mình khi nghe thấy tiếng động.
- Khứu giác: trẻ sẽ hắt xì hơi khi ngửi thấy những mùi hắc và trẻ cũng dần dần biết phân biệt được mùi của mẹ.
- Vị giác: khi đó trẻ đã biết phân biệt được vị ngọt ưa thích.
- Thị giác: đây là giác quan kém phát triển nhất của trẻ nhỏ: nhãn cầu to và thần kinh thị giác vẫn chưa được phát triển toàn diện. Ngoài ra, tuyến nước mắt vẫn chưa được phát triển nên khi trẻ khóc vẫn chưa có nước mắt chảy ra.
3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng
- Lau toàn thân cho trẻ bằng khăn ấm và khô.
- Tiến hành làm thông thoáng mũi họng cho trẻ, hút đờm dãi tại mũi họng càng sớm càng tốt ngay sau khi đẻ, nhưng nếu như trẻ đã khóc thì không cần thiết.
- Cắt rốn cho trẻ bằng dụng cụ đã hấp ở 120o C trong khoảng thời gian là 30 phút và không được bôi bất kỳ thuốc gì vào phần rốn của trẻ nhỏ, băng rốn lại bằng băng vô khuẩn.
- Tính điểm trẻ được ra đời dựa theo bảng Apgar sau khoảng thời gian là 1 phút, 5 phút, và 10 phút để có thể đánh giá về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ.
- Kiểm tra nhằm phát hiện ra những dị tật bẩm sinh nếu có.
- Có thể đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên và ủ ấm.
Như vậy, dựa theo những đặc điểm bên ngoài và đặc điểm sinh lý các cơ quan của trẻ sơ sinh đủ tháng, các bậc phụ huynh và bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ để lựa chọn phương án chăm sóc phù hợp. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh cần giải đáp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn thêm.