Đã tiêm phòng thuỷ đậu rồi có bị nữa không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Có nhiều trường hợp đã tiêm phòng thuỷ đậu với 01 liều vắc-xin nhưng vẫn bị nhiễm tái phát bệnh thuỷ đậu khi tiếp xúc với vi rút thuỷ đậu hoang dại. Hiện tượng này xảy ra có thể bởi nồng độ kháng thể bị giảm dần theo thời gian, khi đó cơ thể không đủ sức chống lại virus thuỷ đậu gây bệnh.

1. Tiêm vắc-xin thuỷ đậu

Bệnh thuỷ đậu thường không nặng nhưng lại có thể nguy hiểm cho trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, phụ nữ có thai và những người có hệ miễn dịch kém. Vì vậy, tiêm vắc-xin thuỷ đậu có thể phòng chống được bệnh này. Những người tiêm vắc-xin thuỷ đậu với hai liều theo khuyến cáo sẽ có thể phòng chống bệnh thuỷ đậu suốt đời.

  • Trẻ em cần tiêm hai liều vắc-xin thuỷ đậu với liều tiêm đầu tiên từ 12-15 tháng tuổi. Liều tiêm thứ hai từ 4-6 tuổi.
  • Từ 13 tuổi trở lên sẽ phải tiêm 2 mũi cách nhau 4-8 tuần tùy từng loại vắc xin.

Trong quá trình tiêm vắc-xin thuỷ đậu có thể tiêm cùng với các vắc-xin khác. Như vậy, một trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi có thể tiêm vắc-xin thuỷ đậu cùng với các vắc-xin khác trong cùng một mũi tiêm như sởi, quai bị và rubella.


Tiêm vắc-xin thuỷ đậu giúp phòng bệnh thủy đậu
Tiêm vắc-xin thuỷ đậu giúp phòng bệnh thủy đậu

2. Tiêm phòng thuỷ đậu rồi có bị nữa không?

Trước khi tiêm vắc-xin, có tới 95,5% dân số được ước tính mắc bệnh thuỷ đậu ở một số giai đoạn của cuộc đời. Điều này cho thấy rằng yếu tố ảnh hưởng đến bệnh này là bị nhiễm bởi từ người khác mắc bệnh. Sự truyền nhiễm này có thể xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí bởi ho và hắt hơi hoặc do tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.

Nếu không tiêm vắc-xin thuỷ đậu để phòng ngừa bệnh thì rất dễ bị nhiễm bệnh. Đối với những người đã được tiêm vắc-xin thuỷ đậu thì khi có dịch bệnh xẩy ra sẽ phòng tránh được bệnh hoặc nếu có bị nhiễm thì mức độ sẽ nhẹ và ít nghiêm trọng hơn. Hay nói cách khác là bệnh thuỷ đậu vẫn có thể xảy ở một người đã được tiêm vắc-xin thuỷ đậu nhưng ở những trường hợp này bệnh thường nhẹ. Vẫn có triệu chứng sốt nhưng chỉ sốt nhẹ và nốt phát ban trên da nhưng mức độ nhẹ . Người đã tiêm phòng nếu mắc bệnh thì cũng nhẹ hơn rất nhiều so với người không được tiêm phòng. Theo nghiên cứu ở nhiều nước, khi so sánh giữa cộng đồng được tiêm ngừa và cộng đồng không được tiêm ngừa, người ta thấy được sự khác biệt rất lớn. Cộng đồng được tiêm ngừa tỷ lệ mắc bệnh và lây nhiễm rất ít, tỷ lệ này ngược lại ở cộng đồng không được tiêm ngừa.

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chủng ngừa rồi mà vẫn nhiễm. Có thể do cơ địa người được tiêm phòng không đáp ứng được các điều kiện của văcxin nên không được miễn nhiễm hoàn toàn; điều kiện bảo quản văcxin không đạt làm giảm chất lượng; tiêm ngừa không đúng kỹ thuật làm giảm hiệu quả của văcxin; sử dụng văcxin quá hạn nên không có tác dụng... Và nhiều nhất là người dân đưa con đi tiêm ngừa khi đã ủ bệnh hoặc đã tiếp xúc với bệnh, do đó tiêm ngừa không có tác dụng như mong muốn.

Thời gian ủ của bệnh thủy đậu 2-3 tuần lễ (vì siêu vi trùng xâm nhập vào cơ thể vài tuần mới phát bệnh). Nếu trong thời gian ủ bệnh (tức trong người đang có mầm bệnh) mà đưa trẻ đi tiêm ngừa cũng không ngăn được bệnh bộc phát. Trong vùng dịch, trẻ phải được ngừa sớm, nếu được tiêm ngừa 2 ngày sau khi dịch xảy ra thì cũng không có tác dụng, vì rất có thể cơ thể đã bị lây nhiễm khi có dịch. Do đó, tiêm ngừa chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi cơ thể ở giai đoạn an toàn, tức giai đoạn chưa có mầm bệnh, và cũng không có dịch bệnh.

Hiện tượng “Breakthrough” (nhiễm lại) trong bệnh thủy đậu có thể xảy ra đối với một số trẻ sau chủng ngừa một liều văcxin. Kết luận của một nghiên cứu cho thấy: trẻ tiêm ngừa thủy đậu sau năm năm mắc bệnh lại nhiều hơn trẻ đã tiêm trước năm năm và tỉ lệ nhiễm lại tăng dần theo năm, từ 1,6/1.000 người/năm đầu 9/1.000 người sau năm năm đến 58,2/1.000 người sau chín năm. Điều này xảy ra là do nồng độ kháng thể kháng thủy đậu đã bị giảm dần theo thời gian; các trường hợp nhiễm bệnh lại thường nhẹ, ít tổn thương và thời gian lành bệnh ngắn hơn, nhưng đáng lưu ý là virút thủy đậu vẫn có khả năng lây lan trong những trường hợp này. Do đó từ ngày 22-6-2007, Ủy ban Thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ ACIP đã khuyến cáo nên chủng ngừa hai liều văcxin thủy đậu cho cả trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi. Liều đầu tiên bắt đầu thực hiện ở lứa tuổi 12-15 tháng, nên có thể nhắc lại mũi thứ 2 sau 4 năm để gia tăng hiệu quả bảo vệ và giảm sự nhiễm lại thủy đậu cho trẻ, (nếu có nguy cơ cao nhắc lại mũi thứ 2 tối thiểu sau 3 tháng). Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh thiếu niên và người lớn nên tiêm hai liều cách nhau sáu tuần.

Hiệu quả của việc tiêm vắc-xin thuỷ đậu còn phụ thuộc vào số lượng vắc-xin đã được tiêm và hệ thống miễn dịch của người đó mạnh hay không. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch (CDC), một liều vắc-xin có hiệu quả 85% trong việc phòng chống bệnh thuỷ đậu và hiệu quả 100% trong việc phòng được bệnh ở mức độ nặng. Với hai liều vắc-xin thuỷ đậu thì hiệu quả phòng chống bất kì loại bệnh thuỷ đậu nào sẽ tăng lên đến 88-98%. Tuy nhiên, tỷ lệ hiệu quả có thể thấp hơn ở những người có tình trạng sức khoẻ kém như HIV hoặc những người bị suy giảm miễn dịch hoặc những người dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch v.v.

3. Tiêm phòng thuỷ đậu nhắc lại

Vắc-xin phòng bệnh thuỷ đậu được sản xuất từ chính virus gây bệnh đã được làm yếu đi không thể gây bệnh được, nhưng có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại chúng. Do đó, khi bị nhiễm virus thuỷ đậu cơ thể đã có sẵn miễn dịch để chống lại và không mắc bệnh nữa. Sau khi tiêm vắc-xin có hiệu lực từ hơn 3 tuần và thời gian miễn dịch kéo dài trung bình là 15 năm. Tuy nhiên, vắc-xin này không có hiệu quả phòng chống 100% mà chỉ có tác dụng khoảng 90%. Mặt khác, theo thời gian nồng độ kháng thể có thể giảm đi, khiến cho cơ thể không đủ sức chống lại các vi rút gây bệnh thuỷ đậu. Vì vậy, để phòng tránh mắc bệnh thuỷ đậu tái phát khi đã tiêm một liều vắc-xin thuỷ đậu thì hiện nay các chuyên gia y tế khuyến nghị phải tiêm nhắc lại thêm một liều vắc-xin thuỷ đậu nữa. Với trẻ em thì liều tiêm thứ hai này thường tiêm vào lúc 4 tuổi. Còn với người lớn thì liều tiêm thứ hai cách liều thứ nhất từ 4-8 tuần. Riêng với phụ nữ, nên hoàn tất lịch tiêm phòng thuỷ đậu trước khi có thai ít nhất 3 tháng.


Vắc-xin thuỷ đậu Varivax 0,5ml của MSD (Mỹ)
Vắc-xin thuỷ đậu Varivax 0,5ml của MSD (Mỹ)

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai dịch vụ tiêm vắc-xin thuỷ đậu Varivax 0,5ml của MSD (Mỹ). Tác dụng của vắc-xin này là: cơ thể khi được tiêm vắc-xin Varivax có nghĩa là tiêm virus thuỷ đậu đã làm giảm động lực, lúc đó cơ thể sẽ nhận diện được và hình thành kháng thể đồng thời hệ miễn dịch sẽ chủ động cho cơ thể chống lại yếu tố lạ hay là yếu tố gây bệnh.

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthengine.com, drugs.com, cdc.gov, immunize.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe