Hỏi
Chào bác sĩ,
Em bị chuột cắn cách đây 6 năm có đi tiêm ngừa rồi. Bây giờ, em lại bị chuột cắn nữa. Vậy bác sĩ cho em hỏi đã tiêm ngừa khi bị chuột cắn nhưng bị cắn lại phải làm gì? Em có cần tiêm ngừa nữa không? Em cảm ơn bác sĩ.
Lê Thế Kỷ (1989)
Trả lời
Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hường - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Chào bạn,
Với câu hỏi “Người bệnh bị chuột cắn sau tiêm ngừa dại 6 năm có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Các bệnh có thể mắc khi bị chuột cắn: Bệnh sốt do chuột cắn là bệnh do động vật truyền sang người, thông qua các vết cắn, vết cào của các con vật thuộc bộ gặm nhấm, đặc biệt là chuột hoặc các con vật nuôi trong nhà (chó, mèo vv...). Dựa theo căn nguyên và các biểu hiện lâm sàng chúng ta có thể phân biệt:
- Bệnh Sodoku, được mô tả bởi tác giả người Nhật Bản, gây nên bởi Spirillum minus.
- Bệnh sốt Haverhill được mô tả bởi tác giả người Mỹ, gây nên bởi Streptobacillus moniliformis.
- Nhiễm Hantavirus: Là bệnh do chuột truyền qua chất thải như phân, nước tiểu, nước bọt của chuột. Người bệnh có triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, hạ huyết áp, xuất huyết dưới da, tiểu ít, suy thận. Tỉ lệ tử vong khoảng 5% nếu không điều trị kịp thời.
- Bệnh dịch hạch (qua bọ chét).
- Uốn ván: là bệnh nhiễm trùng-nhiễm độc toàn thân do trực khuẩn Clostridium tetani gây nên, tỷ lệ lây từ chuột sang rất thấp.
- Bệnh dại: Chuột và các động vật thuộc họ gặm nhấm không bị nhiễm virus dại và chưa có báo cáo về việc lây truyền virus dại cho người từ nhóm động vật này.
Sau khi rửa vết thương và băng cầm máu, nên tiêm vắc-xin phòng uốn ván (do chuột chui rúc ở cống rãnh bẩn). Tuy nhiên, nếu trong lịch sử tiêm phòng đã được tiêm vắc-xin phòng uốn ván, thì chỉ nên tiêm 01 mũi nhắc lại. Tốt nhất, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Một số biện pháp phòng ngừa mà bạn và gia đình có thể thực hiện để tránh lây nhiễm bao gồm:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.
- Tránh chạm vào mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng.
- Nếu bạn hắt hơi hoặc ho, hãy che miệng và mũi bằng khuỷu tay gập hoặc khăn giấy. Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức.
- Tránh những nơi đông người và tiếp xúc gần với mọi người. Giữ khoảng cách an toàn với bất kỳ ai có các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm.
- Tránh bắt tay, ôm hoặc hôn người khác. Tránh dùng chung thức ăn, đồ dùng, cốc và khăn tắm.
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc nhiều, bao gồm điện thoại, tay nắm cửa, công tắc đèn, điều khiển từ xa và mặt bàn.
- Hãy ở nhà nếu bạn cảm thấy không khỏe, ngay cả khi sốt nhẹ và ho.
- Đeo khẩu trang nếu bạn đang ho hoặc hắt hơi hoặc chăm sóc người bị nghi ngờ nhiễm COVID-19. Nhân viên y tế nên đeo khẩu trang y tế.
Nếu bạn còn thắc mắc về đã tiêm ngừa khi bị chuột cắn nhưng bị cắn lại, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.