Cột mốc quan trọng của bé mọc răng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các Bác sĩ Nội trú Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Mọc răng ở trẻ là quá trình kéo dài đến vài năm, trong thời gian trẻ mọc răng con sẽ có những thay đổi mà cha mẹ cần lưu ý để chăm sóc con được tốt. Vậy những vấn đề cha mẹ cần quan tâm trong thời gian này là gì?

1. Thời điểm trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng khi nào? luôn là vấn đề được nhiều ba mẹ hỏi và quan tâm. Hầu hết trẻ mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng từ 6 đến 10 tháng tuổi. Răng bắt đầu phát triển khi trẻ còn trong bụng mẹ. Khi bạn mang thai, em bé của bạn đã phát triển các chồi răng, nền tảng cho răng sữa. Rất hiếm khi trẻ được sinh ra với một hoặc hai chiếc răng, hoặc mọc một chiếc răng trong vài tuần đầu đời.

Nếu thời gian trẻ mọc răng diễn ra sớm, bạn có thể nhìn thấy chiếc đầu tiên (thường răng có vị trí ở giữa dưới cùng) ngay sau 3 tháng. Trong những trường hợp khác, bạn có thể phải đợi cho đến khi bé ít nhất một tuổi thì quá trình này mới diễn ra.

Hầu hết trẻ sơ sinh mọc răng mới theo thứ tự: hai chiếc ở giữa dưới cùng trước, sau đó đến hai chiếc ở giữa trên cùng, tiếp theo là chiếc răng dọc hai bên. Những chiếc răng cuối cùng xuất hiện là răng hàm thứ hai, được tìm thấy ở phía sau của miệng, trên cùng và dưới cùng. Chúng có thể sẽ bắt đầu đến khi trẻ có độ tuổi từ 23 đến 31 tháng tuổi. Ngay sau đó, con bạn sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa.

2. Dấu hiệu trẻ mọc răng

Một số trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu khi mọc răng, nhưng nhiều trẻ lại không gặp phải những cảm giác khó chịu này. Bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng của việc mọc răng như:

  • Chảy nước dãi hoặc có dấu hiệu phát ban trên mặt
  • Nướu sưng, nhạy cảm
  • Khó chịu hoặc quấy khóc
  • Gặm hoặc cắn
  • Bé lười ăn hoặc quấy khóc khi ăn
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Xoa mặt và tai

Mặc dù nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc mọc răng có khả năng gây ra các triệu chứng như: sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy, nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó. Nếu bé tăng nhiệt độ quá nhẹ hoặc bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác, hãy gọi cho bác sĩ.


Chảy nước dãi là một trong các dấu hiệu trẻ mọc răng
Chảy nước dãi là một trong các dấu hiệu trẻ mọc răng

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm cho bé để con thoải mái hơn trong quá trình mọc răng:

  • Đồ vật được sử dụng để nhai. Cho trẻ sử dụng vòng mọc răng hoặc khăn ướt để trong tủ lạnh. Không bảo quản núm ty trong tủ đá, vì những chiếc ty ngậm đông lạnh có thể cứng và làm hỏng nướu của trẻ. Ngoài ra, không sử dụng vòng cổ khi mọc răng vì chúng có nguy cơ gây nghẹt thở và siết cổ.
  • Đồ ăn lạnh. Nếu trẻ đang ăn thức ăn đặc, có thể cho con ăn sữa chua, nước sốt táo lạnh, bánh mì tròn hoặc một quả chuối mát cũng có thể giúp con giảm cơn đau khi mọc răng. Tuy nhiên khi con ăn bạn vẫn cần chú ý để tránh con bị hóc thức ăn.
  • Massage. Rửa tay, sau đó dùng ngón tay xoa nhẹ nhàng vào nướu của trẻ. Đây có thể là một áp lực tốt đối với những gì bé cảm nhận được từ những chiếc răng mới mọc của trẻ.
  • Thuốc giảm đau. Việc dùng thuốc giảm đau cho trẻ khi mọc răng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau và viêm. Trong trường hợp sử dụng thuốc giảm đau bạn nên nhớ kiểm tra lại liều lượng chính xác với bác sĩ trước khi cho trẻ dưới 2 tuổi dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.

Không bao giờ cho trẻ uống aspirin (hoặc xoa thuốc này vào nướu của trẻ). Aspirin có thể gây nguy hiểm cho trẻ, đe dọa tính mạng nếu chẳng may mắc phải hội chứng Reye.

Ngoài ra, bạn không nên sử dụng bất kỳ thuốc mọc răng không kê đơn, như: gel và kem cho trẻ dưới 2 tuổi. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và các chuyên gia khác cảnh báo rằng, thuốc tê tại chỗ chứa benzocain có thể gây ra tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, trong đó lượng oxy trong máu xuống thấp một cách nguy hiểm. FDA cũng khuyến cáo không nên sử dụng thuốc viên và gel mọc răng vi lượng đồng căn, vì các tác dụng phụ được báo cáo, chẳng hạn như: triệu chứng co giật và các vấn đề về hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Sử dụng bàn chải đánh răng cỡ nhỏ phù hợp độ tuổi của trẻ với một ít kem đánh răng. Bạn nên hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ xem có nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor cho trẻ hay không. Nếu trẻ không thích mùi vị của một loại kem đánh răng đang sử dụng, bạn hãy cho trẻ được thử hương vị khác.

Khi chải răng, bé không cần yêu cầu phải chải răng theo đúng các hướng quy định. Bé chỉ cần cố gắng loại bỏ tất cả những hạt thức ăn vướng trên răng của bé. Vào khoảng 18 tháng, trẻ có thể sẵn sàng bắt đầu học tự đánh răng. Bạn vẫn sẽ phải giúp đỡ vì trẻ sẽ không đủ khéo léo để điều khiển bàn chải đánh răng thành công. Khi bé được 2 tuổi, bạn có thể bắt đầu cho trẻ sử dụng kem đánh răng nhiều hơn một chút, lượng khoảng bằng hạt đậu.

3. Các cách chăm sóc răng của trẻ

3.1. Thực hiện các bước để tránh sâu răng do sử dụng bình sữa

Không nên để trẻ ngủ khi còn bú bình, bởi hàm lượng đường trong sữa công thức và sữa mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến sâu răng cho trẻ bú bình nếu bình bú được tiếp xúc với răng của trẻ cả đêm.

Cách khác để ngăn ngừa tình trạng sâu răng do bình sữa là chuyển bé từ bú bình sang cốc ngay khi bé đã đủ khả năng phối hợp để xoay sở với sự thay đổi này. Thời gian này thường vào khoảng sinh nhật đầu tiên của bé..


Cha mẹ không nên để trẻ ngủ khi còn bú bình
Cha mẹ không nên để trẻ ngủ khi còn bú bình

3.2. Yêu cầu chất bổ sung florua

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng là thời điểm thích hợp để hỏi bác sĩ xem trẻ có cần bổ sung fluor hay không. Những loại thuốc nhỏ ngăn ngừa sâu răng chỉ cần thiết được sử dụng nếu nguồn cung cấp nước trong khu vực bạn sống không bị nhiễm fluor. Đồng thời bạn nên yêu cầu bác sĩ kiểm tra răng của trẻ.

3.3. Gặp nha sĩ

Các nha sĩ khuyên bạn nên có kế hoạch về cuộc hẹn khám răng đầu tiên vào khoảng sinh nhật lần đầu của bé hoặc cuộc hẹn này có thể được thực hiện trong vòng sáu tháng sau khi chiếc răng đầu tiên mọc. Hoặc cũng có thể tùy thuộc vào điều kiện thực tế.

3.4. Đặt giới hạn cho món ăn

Hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều đường, chằng hạn như đồ ngọt. Khi trẻ ăn các thực phẩm có chứa đường cha mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho con thật sạch sẽ.

4. Làm thế nào nếu trẻ chưa mọc răng?

Nếu bạn vẫn không thấy bất kỳ dấu hiệu nào về quá trình mọc răng khi trẻ 18 tháng, hãy nói với bác sĩ hoặc nha sĩ. Đối với trẻ sinh non thì thời gian mọc răng có thể mất vài tháng để quá trình này diễn ra.

Ngoài ra, nếu trẻ có tất cả các dấu hiệu của việc mọc răng, chảy nhiều nước dãi, sưng lợi... bạn hãy gọi cho bác sĩ. Việc mọc răng cũng là một thử thách quá sức đối với một em bé.

Thời điểm trẻ mọc răng là giai đoạn cha mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ, bởi có thể ảnh hưởng tới chất lượng răng miệng sau này khi bé trưởng thành.

Nếu trong quá trình nuôi con, nhận thấy con có dấu hiệu chậm mọc răng hoặc sâu răng, bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời, nhằm đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom,selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe