Thuốc Zentanil thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, được chỉ định điều trị các triệu chứng cơn chóng mặt. Vậy thuốc Zentanil sử dụng như thế nào? Tham khảo ngày bài viết dưới đây để có thêm những thông tin về tác dụng và lưu ý khi sử dụng thuốc này.
1. Thuốc Zentanil là thuốc gì?
Thuốc Zentanil có chứa thành phần chính là Acetyl leucin hàm lượng 500mg và các tá dược vừa đủ do nhà sản xuất cung cấp.
Dạng bào chế: dung dịch tiêm.
Dạng đóng gói: Hộp 1 lọ, 5 lọ, 10 lọ, 20 lọ, mỗi lọ có thể tích 5ml.
2. Zentanil có tác dụng gì ?
Thuốc Zentanil được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Chóng mặt bất kỳ mọi trạng thái.
- Chóng mặt có nguyên nhân từ ngộ độc thuốc hay ngộ độc thực phẩm.
- Chóng mặt do dùng thuốc.
- Chóng mặt do tăng huyết áp.
- Chóng mặt do tiêu hóa hay phù tạng.
Bên cạnh đó, thuốc chống chỉ định điều trị cho các trường hợp dưới đây:
- Bệnh nhân dị ứng với hoạt chất Acetyl leucin hay các tá dược có trong thuốc.
- Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Zentanil
Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch chậm (tiêm bắp có thể dẫn đến những phản ứng tại vị trí tiêm).
Dưới đây là liều dùng khuyến cáo của thuốc Zentanil:
- Người lớn: dùng với liều 2 ống/ngày, thời gian điều trị biến đổi tùy theo diễn biến lâm sàng (liều dùng có thể tăng lên 4 ống/ngày nếu có chỉ định bác sĩ).
Lưu ý: Liều dùng khuyến cáo này chỉ có tính tham khảo, tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân để bác sĩ điều chỉnh liều phù hợp. Vì thế không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
4. Tác dụng phụ của thuốc Zentanil
Trước khi kê đơn, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích hiệu quả mà thuốc Zentanil đem lại nhiều hơn nguy cơ mắc tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, một số trường hợp khi dùng Zentanil vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn như sau:
- Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, chướng bụng, tiêu chảy.
- Các biểu hiện của dị ứng như ngứa, phát ban, nổi mề đay.
- Chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ.
Lưu ý: Khi gặp phải các tác dụng phụ trên hoặc có các dấu hiệu nào nghi ngờ liên quan đến thuốc Zentanil bất thường thì hãy báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn.
5. Tương tác thuốc Zentanil
Khi phối hợp điều trị các thuốc, có thể xảy ra tương tác giữa các thuốc và làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, tác dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc. Do đó, người bệnh cần cho bác sĩ biết những thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thuốc gia truyền, thực phẩm chức năng, thảo dược để được tư vấn cụ thể tránh những tương tác có hại.
6. Một số lưu ý khi dùng thuốc Zentanil
Dưới đây là một số lưu ý khi dùng Zentanil giúp đạt hiệu quả của thuốc cũng như giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ:
- Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc: người già, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Hoặc người bệnh bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.
- Cần hết sức thận trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Zentanil cho phụ nữ mang thai và cho con bú để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trên thai nhi và trẻ bú mẹ.
- Mặc dù chưa có báo cáo cụ thể về ảnh hưởng của thuốc với người lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc cho đối tượng này.
7. Bảo quản thuốc Zentanil
- Để thuốc Zentanil l ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Để Zentanil tránh xa tầm tay trẻ em cũng như thú nuôi.
Trên đây là những thông tin quan trọng của thuốc Zentanil, việc đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh dùng thuốc hiệu quả, an toàn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.