Công dụng thuốc Trajordan

Thuốc Trajordan được sử dụng trong hỗ trợ điều trị biếng ăn và chậm lớn với các thành phần là các vitamin và khoáng chất. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, việc tìm hiểu thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng là rất quan trọng.

1. Thuốc Trajordan là thuốc gì?

Thuốc Trajordan thuộc nhóm khoáng chất và Vitamin, được bào chế dưới dạng Siro đóng theo hộp 1 chai 60ml và chai 100ml. Trong mỗi 100ml Trajordan có chứa L-Lysin hydroclorid 2000mg; Vitamin A (Retinyl palmitat) 25.000IU; Vitamin D3 (Colecalciferol) 10.000IU; Vitamin E (alpha tocoferyl acetat) 20mg; Vitamin B1 (Thiamin hydroclorid) 200mg; Vitamin B2 (Riboflavin) 15mg và Vitamin C (Acid ascorbic).

2. Thuốc Trajordan có tác dụng gì?

Thuốc Trajordan có tác dụng gì? Thuốc Trajordan được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Trẻ em chậm lớn, lười ăn, suy dinh dưỡng, trong thời gian phục hồi sức khỏe sau khi ốm.
  • Trẻ em đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển chiều cao.
  • Các trường hợp người bệnh bị thiếu hụt vitamin + dinh dưỡng, thời kỳ dưỡng bệnh.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Trajordan

Thuốc Trajordan được bào chế dạng thuốc uống nên người bệnh sử dụng sản phẩm bằng đường uống. Người bệnh nên dùng trực tiếp sau khi mở lọ. Lưu ý lắc kỹ lọ thuốc Trajordan trước mỗi lần sử dụng.

Liều Trajordan thông thường:

  • Trẻ em < 2 tuổi: 1 thìa cà phê Trajordan(5ml) mỗi ngày.
  • Trẻ em > 2 tuổi và người lớn: 2 thìa cà phê Trajordan(5ml) mỗi ngày, chia làm 1 – 2 lần
  • Hoặc theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế có chuyên môn.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Trajordan

Thuốc Trajordan không được sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Người bệnh bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Trajordan.
  • Rối loạn chuyển hóa calci như tăng calci niệu và tăng calci huyết.
  • Thừa vitamin D.
  • Suy thận.
  • Người bệnh đang sử dụng các thuốc khác chứa vitamin D.
  • Bệnh gan nặng.
  • Loét dạ dày tiến triển.
  • Xuất huyết động mạch.
  • Hạ huyết áp nặng.

5. Tương tác thuốc Trajordan

Thuốc Trajordan khi kết hợp với một số loại thuốc sau có thể xảy ra tình trạng tương tác thuốc như:

  • Khi kết hợp dùng chung thuốc Phenytoin, Barbiturat, Levodopa với các vitamin liều cao có thể gây tương tác và giảm tác dụng của các thuốc trên.
  • Isotretinoin và Vitamin A dùng đồng thời có thể dẫn đến tình trạng như dùng Vitamin A quá liều.
  • Các thuốc tránh thai có thể làm tăng nồng độ Vitamin A trong huyết tương và làm cản trở quá trình thụ thai.
  • Kết hợp dùng đồng thời thuốc lợi tiểu Thiazid với Vitamin D cho những người bị thiểu năng cận giáp có thể gây tăng calci huyết.
  • Không dùng chung các Glycosid trợ tim với Vitamin D vì có thể gây loạn nhịp tim.
  • Vitamin E làm giảm hiệu quả của Vitamin K và tăng hiệu quả của thuốc chống đông máu.
  • Acid Acetylsalicylic dùng với Vitamin E có nguy cơ gây chảy máu.
  • Acid Acetylsalicylic dùng với Vitamin C làm tăng bài tiết Vitamin C và giảm bài tiết Acid Acetylsalicylic trong nước tiểu.
  • Sử dụng chung Nicotinamid với thuốc chẹn Alpha adrenergic có thể gây hạ huyết áp quá mức.
  • Không sử dụng chung Nicotinamid với Carbamazepin, vì có thể gây tăng nồng độ Carbamezepin huyết tương dẫn đến độc tính.

Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ, dược sĩ tất cả những tương tác thuốc có thể gặp phải. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, người bệnh hãy liệt kê tất cả những dòng thuốc đang dùng cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết để tránh những tương tác thuốc có thể xảy ra.

6. Thuốc Trajordan gây ra những tác dụng phụ nào?

Trong quá trình sử dụng thuốc Trajordan, người bệnh có thể gặp một số tác dụng như sau:

  • Khi dùng thuốc Trajordan liều cao và kéo dài có thể gây ngộ độc thuốc với các Vitamin D và A kèm xuất hiện các triệu chứng: Mệt mỏi, hoa mắt, ngủ gà, đau đầu, chán ăn, nôn, sụt cân, khô miệng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tăng calci huyết, calci niệu,...
  • Sử dụng một liều nhỏ Nicotinamid thường sẽ gây ra ngộ độc và một số tác dụng phụ như: ỉa chảy, đầy hơi, loét dạ dày tiến triển, chán ăn, buồn nôn,.... Tuy nhiên những triệu chứng này sẽ hết khi ngừng thuốc .
  • Dùng Vitamin B2 có thể khiến nước tiểu bị nhuộm vàng.

7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Trajordan

Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Trajordan trong những trường hợp sau đây:

  • Không dùng quá liều Trajordan đề nghị trong thời gian kéo dài, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thận trọng khi dùng muối calci cho người bệnh bị suy thận hoặc các bệnh có liên quan đến tình trạng tăng calci huyết (bệnh sarcoid, một số khối u ác tính).
  • Tránh dùng các muối calci cho những người bệnh bị sỏi thận calci hoặc có tiền sử sỏi thận.
  • Thiếu vitamin B2 thường xảy ra khi cơ thể thiếu những vitamin nhóm B khác.
  • Bệnh sarcoid hoặc thiểu năng cận giáp có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D.
  • Thận trọng khi dùng liều cao nicotinamid cho người bệnh có tiền sử bệnh loét dạ dày, bệnh túi mật hoặc tiền sử có vàng da hoặc bệnh gan, người bệnh tiểu đường, bệnh gút, viêm khớp do gút hoặc dị ứng.
  • Thận trọng sử dụng thuốc cho những người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu khác, vì D-panthenol có thể kéo dài thời gian chảy máu.
  • Có thể dùng muối khoáng và các vitamin với liều tương đương với nhu cầu hàng ngày trong thời gian mang thai và cho con bú.
  • Thuốc Trajordan không gây ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thuốc Trajordan. Người dùng thuốc hãy luôn tuân thủ đúng theo chỉ định từ các chuyên gia y tế, tuyệt đối không tự ý mua thuốc Trajordan về nhà điều trị vì có thể gặp những tác dụng phụ không muốn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe