Thuốc Sulperazone có thành phần Sulbactam và cefoperazone, thuộc nhóm ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc Sulperazone được chỉ định điều trị trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, viêm màng bụng, viêm túi mật...
1. Cơ chế tác dụng của thuốc Sulperazone
Sulperazone là thuốc gì? Thuốc Sulperazone có chứa kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm cephalosporin thế hệ ba và có tác dụng giúp diệt khuẩn theo cơ chế ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia. Kháng sinh trong thuốc Sulperazone có thể sử dụng theo đường tiêm và có tác dụng kháng khuẩn tương tự như Ceftazidim. Hợp chất Cefoperazone trong thuốc Sulperazone khá bền vững trước beta-lactamase được tạo thành ở hầu hết vi khuẩn gram âm. Vì thế hợp chất này có hoạt tính mạch và phổ khá rộng với những loại vi khuẩn thuộc nhóm gram âm, bao gồm các chủng N.gonorrhoeae tiết penicillinase và hầu hết các dòng Citrobacter, Proteus, Morganella... Cefoperazone có tác dụng chống enterobacteriaceae yếu hơn so với các cephalosporin thế hệ thứ ba khác. Hợp chất Cefoperazon thường có tác dụng chống các vi khuẩn kháng với kháng sinh beta lactamase khác.
Ngoài ra, trong thành phần của thuốc Sulperazone còn có Sulbactam thuộc nhóm chất có cấu trúc tương tự beta lactam nhưng có hoạt tính kháng khuẩn yếu hơn. Vì thế, không nên sử dụng liều đơn trong lâm sàng để điều trị. Khi Sulbactam gắn vào betalactamase sẽ làm mất hoạt tính của enzyme này và bảo vệ được kháng sinh có cấu trúc beta lactam không bị phân huỷ. Do đó, nên sử dụng phối hợp Sulbactam với nhóm penicillin để mở rộng phổ tác dụng của penicillium với vi khuẩn tiết ra beta lactamase như vi khuẩn ruột, E.coli, tụ cầu, proteus các vi khuẩn kị khí...
2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Sulperazone
Thuốc Sulperazone được chỉ định trong điều trị các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm, cụ thể:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Viêm màng bụng,
- Viêm đường mật,
- Viêm túi mật và các bệnh nhiễm trùng ổ bụng khác,
- Nhiễm trùng máu,
- Viêm màng não,
- Nhiễm trùng da và mô mềm,
- Nhiễm trùng xương và khớp,
- Nhiễm trùng xương chậu,
- Viêm màng trong dạ con,
- Nhiễm trùng cơ quan sinh dục.
Thuốc Sulperazone nói chung và thuốc tiêm Sulperazone nói riêng có thể sử dụng trong đa trị liệu. Do phổ kháng khuẩn rộng của thuốc tiêm nên có thể sử dụng đơn lẻ hai thành phần Sulbactam và cefoperazone trong thuốc Sulperazone. Tuy nhiên, có thể kết hợp thuốc tiêm một trong hai thành phần này với kháng sinh khi được chỉ định. Trong trường hợp sử dụng kết hợp thuốc với kháng sinh nhóm aminoglycosid cần theo dõi chức năng thận của người bệnh trong suốt thời gian điều trị.
Bên cạnh đó thuốc Sulperazone có thể chống chỉ định với một số trường có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin, sulbactam, cefoperazone hoặc bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm cephalosporin.
3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Sulperazone
- Thuốc Sulperazone sử dụng cho người lớn trong điều trị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa thường được khuyến cáo áp dụng liều chứa Cefoperazone từ 1g đến 2g mỗi 12 giờ. Với trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì liều lượng áp dụng từ 2g đến 4g và sử dụng cách mỗi 12 giờ.
- Ở trẻ em khi sử dụng thuốc Sulperazone trong điều trị nên áp dụng liều lượng từ 25mg đến 100mg đối với trọng lượng cơ thể mỗi 12 giờ.
- Với những trường hợp suy thận thì không cần giảm liều khi sử dụng.
- Liều lượng thuốc Sulperazone sử dụng cho người mắc bệnh gan hoặc tắc mật không nên quá liều 4 gam với 24 giờ.
Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Sulperazone để điều trị, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp người bệnh vô tình uống thuốc Sulperazone quá liều so với quy định và có xuất hiện một số dấu hiệu của tác dụng phụ không mong muốn thì cần đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ y tế kịp thời giúp người bệnh vượt qua tình trạng nguy hiểm.
Nếu người bệnh sử dụng thuốc Sulperazone quên liều thì có thể sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Sulperazone quên và liều kế tiếp gần nhau thì người bệnh có thể bỏ qua liều quên và uống liều tiếp theo. Người bệnh cũng cần lưu ý không nên sử dụng gấp đôi liều Sulperazone, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc và xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ hiện tại của người bệnh.
4. Tác dụng phụ không mong muốn và một số lưu ý khi sử dụng thuốc Sulperazone
Thuốc Sulperazone có khả năng dung nạp tốt khi đưa vào cơ thể bằng đường uống hoặc đường tiêm. Hầu hết tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Sulperazone xảy ra ở mức độ nhẹ và vừa. Các nghiên cứu lâm sàng so sánh và không so sánh được thực hiện trên 2500 người bệnh cho kết quả về tác dụng phụ ở một số hệ:
- Hệ tiêu hoá cũng có các tác dụng phụ xảy ra và tương tự như các loại kháng sinh khác gây ra các triệu chứng như tiêu chảy với tỷ lệ xuất hiện khoảng 3.9% cùng với buồn nôn và nôn khoảng 0.6%.
- Hệ da cũng tương tự như nhóm kháng sinh penicillin và cephalosporin xuất hiện các dị ứng da với biểu hiện ban đỏ chiếm 0.6%, mày đay chiếm 0.8%.
- Hệ tạo máu có thể do sử dụng thuốc điều trị trong một thời gian dài gây ra tình trạng thiếu bạch cầu có phục hồi, đồng thời xuất hiện các phản ứng COOmb dương tính ở một số bệnh nhân, giảm hemoglobin và hồng cầu, hoặc giảm thoáng qua bạch cầu ưa acid, tiểu cầu và giảm prothrombin huyết.
Khi sử dụng thuốc Sulperazone cần cẩn trọng với bệnh nhân dị ứng với penicillin. Với trường hợp bệnh nhân bị viêm ruột kết màng giả đã được báo cáo khi sử dụng cefoperazon và các kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng khác. Phản ứng khi sử dụng thuốc Sulperazone có thể giống với phản ứng của disulfiram đã phát hiện ở những người bệnh có hành vi uống rượu trong vòng 27 giờ.
Thành phần trong thuốc Sulperazone có thể qua hàng rào nhau thai. Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ bằng chứng từ các nghiên cứu có thể kiểm soát trên phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, trường hợp này cần cân nhắc lợi ích và rủi ro mà thuốc đem lại trước khi sử dụng.
Tương tác của thuốc Sulperazone:
- Khi uống rượu hoặc sử dụng đồ uống có cồn có thể gây ức chế hợp chất aldehyde dehydrogenase tạo tình trạng tích lũy trong móng, đồng thời gây ra phản ứng giống disulfiram với những cơn nóng bừng, đổ mồ hôi, nhức đầu, nhịp tim đập nhanh.
- Kháng sinh nhóm aminoglycosid không nên trộn lẫn với thành phần của thuốc Sulperazone, bởi sẽ làm giảm hoạt tính của thuốc và có sự tương kỵ vật lý giữa các thành phần được trộn lẫn này.
- Khi sử dụng thuốc Sulperazone nên cẩn thận nếu kết hợp với thuốc chống đông, thuốc ly giải huyết khối hoặc các loại thuốc kháng viêm không steroid. Do khi kết hợp có thể xảy ra tình trạng dễ chảy máu.
- Không nên trộn lẫn thuốc Sulperazone với các amikacin, gentamicin, kanamycin B, ...để tránh tình trạng tạo kết tủa. Nếu trộn lẫn thuốc Sulperazone với hydrazinyl dihydroclorid, aminophylin, aprotinin,.. thì sau 6 giờ có thể sẽ thay đổi tính chất của thuốc.
- Tương tác của thuốc Sulperazone với các xét nghiệm lâm sàng cho thấy phản ứng glucose trong nước tiểu có thể bị dương tính giả với dung dịch benedict hoặc fehling, hoặc dương tính với các xét nghiệm kháng globulin. Thậm chí thuốc Sulperazone có thể làm tăng chỉ số ALP, AST, ALT, BUN huyết thanh và creatinin huyết thanh.
Thuốc Sulperazone có thành phần Sulbactam và cefoperazone, thuộc nhóm ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc Sulperazone được chỉ định điều trị trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, viêm màng bụng, viêm túi mật... Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.