Thuốc stratuma được chỉ định trong điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp,... Statuma được chứng minh rằng có hiệu quả ở nhóm người bệnh tăng cholesterol máu có hoặc không có tăng triglycerid máu, giới tính, chủng tộc hay tuổi tác và tác dụng trên các những nhóm bệnh nhân đặc biệt như tăng cholesterol máu gia đình và đái tháo đường Vậy công dụng thuốc stratuma là gì?
1. Thuốc stratuma có tác dụng gì?
Thuốc stratuma thuộc nhóm thuốc tim mạch với thành phần chính là calci rosuvastatin có hàm lượng 20mg. Trong đó, rosuvastatin là một chất ức chế chọn lọc và cạnh tranh trên men HMG-CoA reductase, đây là men xúc tác quá trình chuyển đổi 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzym A thành mevalonater, một tiền chất của cholesterol. Gan chính là vị trí tác động chính của rosuvastatin, là cơ quan đích làm giảm cholesterol. Rosuvastatin được chứng minh rằng có hiệu quả ở nhóm người bệnh tăng cholesterol máu có hoặc không có tăng triglycerid máu, giới tính, chủng tộc hay tuổi tác và tác dụng trên các những nhóm bệnh nhân đặc biệt như tăng cholesterol máu gia đình và đái tháo đường.
2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Stratuma
2.1 Chỉ định sử dụng thuốc stratuma
Thuốc stratuma có tác dụng trong điều trị những trường hợp như:
- Tăng cholesterol máu nguyên phát
- Rối loạn lipid máu hỗn hợp
- Cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử tăng
Ngoài những công dụng trên, thuốc stratuma còn có thể được chỉ định điều trị hoặc kết hợp với những loại thuốc khác trong điều trị những bệnh lý không được kể trên.
2.2 Chống chỉ định sử dụng thuốc stratuma
Những trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc stratuma bao gồm:
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc stratuma
- Bệnh gan tiến triển bao gồm cả tăng transaminase huyết thanh kéo dài không rõ nguyên nhân. Khi transaminase tăng gấp 3 lần giới hạn trên mức bình thường.
- Suy thận nặng
- Bệnh cơ
- Người bệnh đang sử dụng cyclosporin
- Phụ nữ trong giai đoạn mang bầu và đang cho con bú
3. Cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc stratuma
Thuốc stratuma được bào chế dưới dạng viên nén bao phim do đó được dùng bằng đường uống. Người bệnh hãy uống toàn bộ viên thuốc, không bẻ hay nghiền nát vì có thể làm giải phóng toàn bộ hoạt chất cùng lúc. Liều lượng thuốc stratuma sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và có thể thay đổi vào khả năng đáp ứng với thuốc của bệnh nhân. Liều khởi đầu được khuyến cáo từ 5-10mg/lần/ngày, có thể điều chỉnh sau mỗi 4 tuần. Khi tăng cholesterol máu nặng và có nguy cơ cao về bệnh lý tim mạch mà không đạt được mục tiêu điều trị ở liều 20mg thì dùng liều 40mg, đồng thời người bệnh sẽ cần được theo dõi thường xuyên.
4. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc stratuma
Trong quá trình sử dụng thuốc stratuma không tránh khỏi một số tác dụng phụ. Một số những tác dụng của stratuma bao gồm:
- Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử quá mẫn với stratuma hay bất kỳ dị ứng nào khác. Stratuma có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
- Liệt kê một số loại thuốc đang sử dụng hàng ngày cho bác sĩ nắm được bao gồm như thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, các chất bảo quản, các loại thực phẩm khác hay thực phẩm chức năng, thảo dược, thuốc nhuộm,...
- Giống như các thuốc statin khác cần thận trọng ở người bệnh có yếu tố dễ tiêu cơ vân như nhược giáp, suy thận, tiền sử gia đình và bản thân có bệnh di truyền về cơ, tiền sử độc tính trên cơ do các chất ức chế men HMG-CoA reductase khác hoặc fibrate, người bệnh nghiện rượu, trên 70 tuổi, tăng nồng độ thuốc trong máu và có sử dụng đồng thời với fibratem.
- Dừng sử dụng thuốc nếu chỉ số xét nghiệm có CK > 5 x ULN hoặc có triệu chứng về cơ trầm trọng.
- Không nên dùng thuốc stratuma khi có nhiễm khuẩn huyết, tụt huyết áp, chấn thương, đại phẫu, rối loạn điện giải, chuyển hóa nặng, nội tiết, co giật không kiểm soát được.
- Khi đang trong quá trình điều trị, người bệnh không được tự ý bỏ liều hay dừng thuốc, mặc dù triệu chứng đã thuyên giảm phần nào.
- Trong trường hợp quên không uống một liều thì bạn hãy bổ sung lại liều đó sớm nhất có thể. Đồng thời, khi bổ sung liều đã quên không được quá gần với liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đó và tiếp tục dùng thuốc theo lịch ban đầu.
5. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc sẽ khiến cách hoạt động của thuốc thay đổi, nghiêm trọng hơn đó là có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Ngoài ra, có một vài loại thuốc không nên được sử dụng tại thời điểm điều trị bằng thuốc stratuma. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp khác đó là 2 loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng cùng nhau, mặc dù chúng xảy ra tương tác. Khi gặp những trường hợp như vậy, bác sĩ cần có biện pháp phòng ngừa mới và thay đổi liều lượng. Vậy nên, người bệnh cần liệt kê cho bác sĩ biết những loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.
6. Cách bảo quản thuốc stratuma
Thuốc stratuma được bảo quản với điều kiện như sau:
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng;
- Tránh ánh sáng;
- Tránh những nơi ẩm ướt;
- Không bảo quản stratuma ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá.
Vì mỗi loại thuốc stratuma đều sẽ có cách bảo quản riêng của nó, do vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản. Hãy để thuốc ở những nơi cao tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau khi thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc đã bị hỏng thì nên xử lý thuốc theo đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc stratuma vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Để tiêu huỷ thuốc stratuma một cách an toàn và giúp bảo vệ môi trường, người dùng hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc stratuma.
Tóm lại, thuốc stratuma có tác dụng trong điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp,... Trong quá trình sử dụng thuốc không thể tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Vậy nên, khi thấy dấu hiệu bất thường trong cơ thể hãy tới ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.