Slandom 4 là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị nôn và phản xạ nôn sau phẫu thuật hoặc hóa xạ trị ung thư. Để dùng thuốc Slandom 4 an toàn và hiệu quả thì bạn nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
1. Slandom 4 công dụng thế nào?
Thuốc Slandom 4 có chứa thành phần chính là hoạt chất Ondansetron. Thông thường, quá trình hoá trị liệu và xạ trị có thể dẫn đến phản xạ nôn bằng cách hoạt hoá dây thần kinh phế vị thông qua thụ thể 5 HT trong cơ thể. Từ đây, việc sử dụng Ondansetron – một trong những chất đối kháng thụ thể 5 - HT, 5HT sẽ có tác dụng ức chế sự khởi đầu phản xạ này.
Điểm đáng chú ý là thuốc không phải là chất ức chế thụ thể dopamin, nên không có tác dụng phụ ngoại tháp.
2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Slandom 4
2.1. Chỉ định dùng thuốc Slandom 4
Với tác dụng trên, Slandom 4 được chỉ định cho bệnh nhân có dấu hiệu buồn nôn và nôn do hóa trị hoặc xạ trị. Thuốc cũng phù hợp trong điều trị dự phòng buồn nôn, nôn sau phẫu thuật.
2.2. Chống chỉ định thuốc Slandom 4
Không dùng Slandom 4 cho những đối tượng quá mẫn cảm với hoạt chất Ondansetron hoặc các thành phần khác có trong thuốc.
3. Liều dùng và cách dùng thuốc Slandom 4
Tùy đối tượng sử dụng mà liều dùng Slandom 4 sẽ có những sự khác biệt, cụ thể:
- Kiểm soát tình trạng buồn nôn và nôn do hóa trị, xạ trị: Người lớn nôn nhẹ dùng với liều 8mg sau 12 giờ, phòng ngừa nôn chậm uống với liều 8mg x 2 lần/ngày x 5 ngày sau 1 đợt điều trị. Trẻ em sử dụng liều 5mg/m2 trước khi hóa trị, 12 giờ sau uống 4mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
- Dự phòng buồn nôn, nôn sau phẫu thuật: Người lớn sử dụng với liều 16 mg, uống 1 giờ trước khi gây mê.
- Bệnh nhân suy gan: Tùy chỉnh liều dùng đảm bảo tối đa 8 mg/ngày.
3. Tác dụng phụ thuốc Slandom 4
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Slandom 4 như sau:
- Tác dụng phụ thường gặp: Rối loạn tiêu hóa, đau nhức đầu, sốt cao.
- Tác dụng phụ ít gặp: Chóng mặt, hoa mắt, đau nhức xương khớp, khô miệng, đau cứng bụng.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Nổi ban đỏ trên da, huyết áp giảm, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, co giật, động kinh, co thắt cơ trơn phế quản, khó thở.
Trong quá trình điều trị, nếu bạn nhận thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào, hãy nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được tư vấn giải pháp xử lý phù hợp.
4. Tương tác thuốc
Khi sử dụng Slandom 4 cùng với các thuốc Cimetidin, Allopurinol, Disulfiram có thể làm tăng độc tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, thuốc cũng có nguy cơ tương tác với một số sản phẩm khác chưa được thống kê.
Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các thuốc hiện đang sử dụng, bao gồm thực phẩm chức năng hay các loại thảo dược khác.
6. Thận trọng khi dùng Slandom 4
- Chỉ nên sử dụng Slandom 4 cho bệnh nhân ở thời điểm trước các đợt hóa trị liệu ung thư và phẫu thuật, không dùng lâu dài vì nó không có tác dụng chấm dứt cơn nôn hoàn toàn.
- Người bệnh có khả năng tắc ruột và người lớn tuổi có chức năng gan suy giảm cần thận trọng khi sử dụng Slandom 4.
- Nếu phát hiện thấy thuốc có các dấu hiệu bất thường như màu sắc thay đổi, chảy nước hay biến dạng, người bệnh cần ngưng sử dụng ngay lập tức.
- Hiện tại, chưa có báo cáo cụ thể về ảnh hưởng của thuốc Slandom 4 với người lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề này trước khi sử dụng.
Trên đây là một số thông tin về thuốc Slandom 4 dành cho những ai đang có dấu hiệu nôn, buồn nôn khi hóa trị hoặc xạ trị. Bạn lưu ý dùng thuốc đúng liều, không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng Slandom khi chưa có sự chỉ định từ phía bác sĩ.