Thuốc Sanflox có công dụng trong điều trị các bệnh về mắt như viêm bờ mi, mắt lẹo, viêm túi lệ, viêm kết mạc... và dự phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu ở mắt. Cùng tham khảo một số thông tin về Sanflox trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách sử dụng thuốc phù hợp.
1. Thành phần thuốc Sanflox
Sanflox thuộc nhóm thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng, được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt - 0,5%, quy cách đóng gói hộp 1 lọ 5ml.
Hoạt chất Levofloxacin trong thuốc Sanflox là một Fluoroquinolone kháng khuẩn tổng hợp dùng bằng đường uống và đường tĩnh mạch. Levofloxacin là một tác nhân kháng khuẩn Fluoroquinolone, ức chế sự tổng hợp ADN vi khuẩn bằng cách tác động trên phức hợp gyrase và topoiso-merase IV ADN. Levofloxacin còn có tác dụng diệt khuẩn cao in vitro. Phổ tác dụng bao gồm nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, Haemophilus influenzae, vi khuẩn Gram âm không lên men và các vi khuẩn không điển hình.
Levofloxacin thường không có đề kháng chéo với các loại thuốc kháng khuẩn khác. Nếu bị nhiễm khuẩn bệnh viện do Pseudomonas aeruginosa thì cần dùng liệu pháp phối hợp.
Sau khi uống, Levofloxacin được hấp thu nhanh. Sinh khả dụng tuyệt đối vào khoảng 100%. Khoảng 30-40% Levofloxacin gắn với protein huyết thanh, nồng độ ổn định đạt được trong vòng 3 ngày. Levofloxacin chuyển hóa rất thấp, chiếm < 5% lượng được bài tiết trong nước tiểu và thải trừ khỏi huyết tương tương đối chậm (6-8 giờ). Sự bài tiết Levofloxacin chủ yếu qua thận, do đó khi chức năng thận bị suy giảm, sự thải trừ và thanh thải ở thận giảm đi thì thời gian bán thải sẽ tăng lên.
2. Chỉ định dùng thuốc Sanflox
Thuốc Sanflox được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Viêm bờ mi;
- Mắt lẹo;
- Viêm túi lệ;
- Viêm kết mạc;
- Viêm sụn mi;
- Viêm giác mạc;
- Loét giác mạc;
- Nhiễm khuẩn hậu phẫu ở mắt.
3. Liều lượng, cách dùng thuốc Sanflox
Liều tham khảo: Nhỏ 1 giọt x 3-4 lần/ ngày. Chỉnh liều Sanflox theo triệu chứng bệnh.
Lưu ý: Liều thuốc Sanflox trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Sanflox cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Sanflox phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.
4. Chống chỉ định dùng thuốc Sanflox
Thuốc Sanflox chống chỉ định trong trường hợp sau:
- Quá mẫn với thành phần thuốc Sanflox hay nhóm Quinolon.
- Phụ nữ có thai và cho con bú không dùng Sanflox.
Chống chỉ định được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, điều này có nghĩa là không vì bất cứ lý do nào mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được để dùng thuốc Rugastro.
5. Tương tác thuốc
Nếu sử dụng Sanflox đồng thời với các thuốc nhỏ mắt khác thì nhỏ cách nhau ít nhất 15 phút.
Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Sanflox, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin... đang dùng.
6. Tác dụng phụ thuốc Sanflox
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Sanflox như:
- Kích ứng mắt;
- Ngứa mắt.
- Hiếm gặp hơn là buồn nôn, lạnh tay chân, khó thở, phát ban, nổi mề đay, mí mắt đỏ, sưng, xung huyết kết mạc, viêm giác mạc.
Nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Sanflox thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.
7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Sanflox
- Không chạm vào chóp lọ Sanflox, nên nhỏ trực tiếp vào mắt để tránh nhiễm bẩn thuốc.
- Không được mang kính áp tròng trong khi dùng thuốc Sanflox.
- Khi vừa sử dụng thuốc Sanflox, mắt của bạn có thể bị mờ nên cần tạm thời ngưng các hoạt động cần phải có tầm nhìn rõ cho đến khi mắt trở lại bình thường.
Những thông tin cơ bản về thuốc Sanflox trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.