Paclovir là thuốc gì, có phải là thuốc kháng sinh không? Với thành phần chính là Acyclovir, thuốc Paclovir 200 được dùng trong điều trị một số bệnh do nhiễm virus Herpes gây ra.
1. Paclovir là thuốc gì?
Paclovir 200 thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm, có thành phần chính là Acyclovir hàm lượng 200mg. Acyclovir có tác dụng ức chế virus Herpes gây bệnh ở người.
Thuốc Paclovir 200 được bào chế dưới dạng viên nén phân tán và được chỉ định dùng trong điều trị nhiễm khuẩn Herpes cấp tính giai đoạn đầu, phòng ngừa Herpes sinh dục tái phát và tiến triển nặng.
2. Cách dùng và liều dùng thuốc Paclovir 200
Thuốc Paclovir 200 được dùng theo đường uống, uống nguyên viên thuốc với nước.
Liều dùng thuốc Paclovir 200 cụ thể như sau:
- Nhiễm khuẩn Herpes sinh dục cấp tính giai đoạn đầu: 200mg/lần, dùng 5 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 giờ uống 1 lần, thời gian điều trị là từ 5 - 10 ngày liên tiếp.
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn Herpes tái phát hoặc tiến triển nặng: Uống Paclovir 200 với liều 200mg/lần, có thể dùng từ 2 - 4 lần/ngày.
- Điều trị bệnh zona do nhiễm Herpes: 800mg/lẩn, dùng thuốc 5 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 giờ, thời gian điều trị từ 7 - 10 ngày. Lưu ý, nên dùng thuốc trong vòng 48 - 72 giờ đầu. Để phòng ngừa zona tái phát, dùng liều 400mg/lần và 4 lần/ngày.
- Điều trị suy giảm miễn dịch: 200mg/lần, dùng 4 lần/ngày. Đối với tình trạng nặng thì dùng Paclovir 200 liều gấp đôi, 400mg/lần và 4 lần/ngày.
- Điều trị thủy đậu do nhiễm Herpes: 20mg/kg cân nặng. Nên dùng thuốc trong 24 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng bệnh.
Lưu ý, thuốc được dùng ở trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Do đó, trẻ trên 2 tuổi dùng liều tương tự như người lớn. Giảm liều ở trẻ dưới 2 tuổi và người bị suy thận.
3. Tác dụng phụ của thuốc Paclovir 200
Thuốc Paclovir 200 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như ngứa, phát ban, nổi mày đay, sưng mặt, lưỡi và môi, khó thở, thở khò khè, thở gấp. Khi thấy những triệu chứng này, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay vì đây có thể là biểu hiện của phản ứng phản vệ.
Ngoài ra, Paclovir 200 cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, sốt, mệt mỏi, rụng tóc, phù mạch, khó thở, vàng da, viêm gan, đau thận, suy thận cấp, tăng creatinin và ure trong máu.
Với bất kỳ biểu hiện lạ nào sau khi thuốc Paclovir 200, nếu nghi ngờ, người bệnh cần gặp bác sĩ ngay hoặc sớm đến cơ sở y tế để được kiểm tra.
4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Paclovir
- Không được dùng Paclovir 200 ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc, bệnh nhân suy thận hoặc vô niệu, phụ nữ đang có thai hoặc nuôi con cho bú.
- Không được dùng Paclovir 200 vượt quá liều và thời gian mà bác sĩ chỉ định điều trị.
- Khi dùng Paclovir liều cao, người bệnh cần được đảm bảo lượng nước trong cơ thể.
- Thận trọng khi dùng Paclovir 200 cùng với các thuốc gây độc cho thận khác vì có thể làm tăng nguy cơ suy thận.
- Thận trọng khi dùng Paclovir ở người cao tuổi, người bị suy thận.
- Lưu ý khi dùng Paclovir trong thời gian dài hoặc điều trị lặp lại ở người bị suy giảm miễn dịch vì có thể gây kháng thuốc.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú cần thận trọng khi dùng Paclovir 200.
- Dùng đồng thời Paclovir với Cimetidine và Probenecid có thể làm tăng nồng độ acyclovir trong máu.
Công dụng của thuốc Paclovir 200 là ức chế virus Herpes gây bệnh ở người ở cả giai đoạn cấp tính và khi bệnh tiến triển nặng. Lưu ý, Paclovir 200 là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.