Thuốc Oxylpan là một giải pháp tuyệt vời trong việc giúp thai phụ dễ chuyển dạ, thúc đẻ hoặc để giảm chảy máu nơi nhau bám. Oxylpan là thuốc kê đơn, nên để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Oxylpan trong bài viết sau đây.
1. Công dụng thuốc Oxylpan là gì?
1.1. Thuốc Oxylpan là thuốc gì?
Thuốc Oxylpan là loại thuốc thuộc nhóm thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non. Thuốc Oxylpan có thành phần chính là Oxytocin 5 IU/ml
Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch tiêm, và được đóng gói dạng hộp 10 ống, 20 ống, 100 ống x ống 1ml.
1.2. Thuốc Oxylpan có tác dụng gì?
Chỉ định sử dụng của thuốc Oxylpan
- Thuốc Oxylpan gây ra chuyển dạ ở những phụ nữ mang thai chuẩn bị đến hoặc sắp đến kỳ sinh.
- Thúc sinh khi trường hợp chuyển dạ kéo dài.
- Giúp cho việc phòng và điều trị chảy máu sau khi sinh.
Chống chỉ định sử dụng của thuốc Oxylpan
- Chống chỉ định với các cơn co tử cung cường tính như: suy thai khi chưa đẻ, tắc cơ học đường sổ thai, trường hợp không thể đẻ theo cách tự nhiên được (ví dụ như: ngôi bất thường, không tương ứng kích thước giữa đầu thai nhi và khung chậu, nhau tiền đạo, nhau bong non, mạch tiền đạo...)
- Tránh dùng thuốc kéo dài ở những người bị đờ tử cung trơ với oxytocin, sản giật, nhiễm độc thai nghén hay bị bệnh tim mạch.
- Những bệnh nhân có quá mẫn cảm với oxytocin.
2. Cách sử dụng của Oxylpan
2.1. Cách dùng thuốc Oxylpan
- Thuốc Oxylpan được dùng theo đường tiêm
- Tiêm IM; khi cần tác dụng ngay tức thời có thể tiêm IV chậm. Liều tiêm IM hoặc IV là: 1 đến 3IU.
- Trong các thủ thuật mổ lấy thai 5IU tiêm vào cơ tử cung.
- Nếu trong phụ khoa từ 5 đến 10IU, tiêm SC hoặc là IM.
2.2. Liều dùng của thuốc Oxylpan
Trường hợp gây chuyển dạ đẻ:
- Thực hiện việc truyền tĩnh mạch. Trước khi truyền tĩnh mạch cần phải lưu ý pha loãng thuốc với dung dịch natri clorid 0,9% hay là dung dịch Ringer lactat hoặc dung dịch dextrose 5% đến một nồng độ thích hợp và tiêm.
Trường hợp mổ lấy thai:
- Tiêm truyền tĩnh mạch chậm 5 đơn vị ngay sau khi đã lấy thai ra.
Phòng chảy máu sau sinh:
- Ngay sau khi bong nhau thai, tiêm tĩnh mạch chậm 5 đơn vị.
- Nếu đã tiêm truyền tĩnh mạch để thúc sinh hoặc gây chuyển dạ sinh trước đó thì nên tăng tốc độ truyền trong giai đoạn 3 hay là trong vài giờ sau).
Điều trị chảy máu sau khi sinh:
- Tiêm tĩnh mạch chậm 5 đơn vị (Có thể thực hiện nhắc lại liều này).
- Nếu trong trường hợp nặng có thể truyền tĩnh mạch 40 đơn vị trên 500 ml và dịch truyền với tốc độ thích hợp để kiểm soát được việc đờ tử cung.
- Tránh tiêm tĩnh mạch nhanh vì có thể làm tụt huyết áp nhất thời. Do vậy, cần phải thực hiện tiêm chậm.
Sảy thai:
- Thực hiện việc tiêm tĩnh mạch chậm 5 đơn vị. Sau đó, truyền tĩnh mạch từ 0,02 đến 0,04 đơn vị trên phút hoặc nhanh hơn nếu mà cần thiết.
- Để tránh gây ra tình trạng ngộ độc và gây hạ nồng độ natri trong máu thì tổng liều trong 12 giờ nhỏ hơn hoặc bằng 30 đơn vị.
3. Lưu ý khi dùng thuốc Oxylpan
Chỉ những cán bộ chuyên khoa cao trong các bệnh viện có sẵn những phương tiện chăm sóc tăng cường, và phẫu thuật mới có thể được dùng oxytocin.
Trong khi dùng oxytocin, cần phải theo dõi liên tục các cơn co tử cung, tần số tim của thai nhi và mẹ, huyết áp mẹ và cả áp lực trong tử cung, để tránh những biến chứng.
Nếu xảy ra việc co tử cung cường tính, cần phải ngừng ngay oxytocin.
Kích thích tử cung co do oxytocin thường sẽ giảm ngay sau khi ngừng dùng thuốc.
Vì thuốc oxytocin có thể gây ra một vài tác dụng chống bài niệu, nên được khuyến cáo và hạn chế đưa dịch vào cơ thể, tránh dùng những dịch tiêm truyền nồng độ natri thấp.
Tránh dùng oxytocin liều cao trong giai đoạn quá dài, và giám sát lượng dịch đưa vào và thải ra trong khi dùng thuốc.
Thời kỳ mang thai:
Không được dùng Oxytocin trong giai đoạn từ 3 đến 6 tháng trong đầu thai kỳ, trừ các trường hợp sảy thai tự nhiên hoặc gây sẩy thai. Oxytocin không gây ra dị dạng thai khi dùng theo chỉ định.
4. Tác dụng phụ của thuốc Oxylpan
Dùng thuốc Oxylpan có thể gặp các phản ứng bất lợi sau đây như: Rối loạn nhịp tim, sốc phản vệ, loạn nhịp tim, xuất huyết sau khi sinh hoặc buồn nôn.
Ở những người bệnh bị hen, thì sự co thắt phế quản có thể phát triển. Nếu như dùng thuốc quá liều hay là quá mẫn cảm với thuốc thì có thể dẫn đến kết quả làm tăng trương lực của tử cung, co thắt kiểu uốn ván, co thắt, hoặc bị vỡ tử cung.
Có thể sẽ gặp những phản ứng bất lợi sau đây ở trẻ em và bào thai: gây hư hại não hoặc thần kinh trung ương vĩnh viễn, nhịp tim chậm hoặc bị loạn nhịp tim. Ðiểm Apgar sẽ thấp 5 phút sau khi mà người bệnh dùng thuốc.
5. Tương tác thuốc Oxylpan
5.1 Thuốc Oxylpan tương tác với các thuốc khác
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng và hoạt động của thuốc hay làm gia tăng ảnh hưởng của những tác dụng phụ. Hãy cho các bác sĩ hay dược sĩ biết tất cả những loại thuốc kê đơn và không kê đơn, vitamin, khoáng chất và những sản phẩm thảo dược và những loại thuốc do những bác sĩ khác kê đơn. Để dùng thuốc an toàn nhất thì hãy luôn tham khảo tư vấn của các bác sĩ.
5.2 Thuốc Oxylpan tương tác với thực phẩm, đồ uống
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định, vì có thể xảy ra tương tác. Rượu, bia và thuốc lá cũng vậy, cũng có thể tương tác với vài loại thuốc. Hãy luôn tham khảo ý kiến của các đội ngũ bác sĩ về việc dùng thuốc cùng với thức ăn, rượu, bia và thuốc lá.
6. Cách bảo quản thuốc Oxylpan
- Nếu bảo quản thuốc không tốt sẽ làm nồng độ, hàm lượng và cả hoạt chất của thuốc bị ảnh hưởng hoặc khi bị quá hạn sử dụng của thuốc dẫn đến nguy hại khi sử dụng.
- Cần đọc kỹ những thông tin bảo quản thuốc và cả hạn sử dụng thuốc đã được ghi trên bao bì sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Thông thường các thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng (từ 15 đến 30°C) tránh ẩm và ánh sáng.
Trên đây là những công dụng thuốc Oxylpan, người dùng nên tham khảo để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động và tác dụng của thuốc, từ đó có những lựa chọn phù hợp.