Opespasm thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, chứa hoạt chất chính là Drotaverin HCl hàm lượng 40mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên. Cùng tham khảo một số thông tin dưới đây, bạn sẽ biết công dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc Opespasm phù hợp nhất.
1. Thành phần thuốc Opespasm
Thuốc Opespasm chứa các thành phần sau:
- Hoạt chất Drotaverin HCl hàm lượng 40mg;
- Các tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc Opespasm.
Hấp thu: Thuốc hấp thu qua đường uống sau 12 phút.
Phân bố: Gắn kết rất ít với protein huyết tương.
Chuyển hoá: Opespasm chuyển hóa tại gan bằng hiện tượng glucurono kết hợp.
Thải trừ: Opespasm chủ yếu thải trừ qua nước tiểu. Thời gian bán hủy là 16 giờ.
2. Chỉ định dùng thuốc Opespasm
Thuốc Opespasm được chỉ định trong điều trị các tình trạng sau:
- Co thắt dạ dày-ruột;
- Hội chứng ruột kích thích;
- Cơn đau quặn mật;
- Co thắt đường mật như: Sỏi túi mật, viêm túi mật/ đường mật;
- Cơn đau quặn thận và co thắt đường tiết niệu - sinh dục như: Sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bàng quang, viêm bể thận;
- Đau bụng kinh;
- Doạ sảy thai;
- Co cứng tử cung.
- Co thắt dạ dày - ruột do loét và táo bón.
3. Liều lượng, cách dùng thuốc Opespasm
Cách dùng thuốc Opespasm:
- Thuốc Opespasm có thể uống lúc đói hoặc no.
Liều dùng thuốc Opespasm:
- Người lớn: Sử dụng 3-6 viên/ ngày, mỗi lần 1-2 viên Opespasm;
- Trẻ trên 6 tuổi: Uống 2-5 viên/ ngày, mỗi lần 1 viên Opespasm;
- Trẻ từ 1 - 6 tuổi: Dùng liều 2-3 viên/ ngày, mỗi lần 1⁄2 - 1 viên Opespasm.
Liều dùng thuốc Opespasm trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Opespasm cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Opespasm phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.
4. Chống chỉ định dùng thuốc Opespasm
Thuốc Opespasm không sử dụng trong các trường hợp sau:
- Người bệnh quá mẫn với bất kì thành phần của thuốc Opespasm;
- Người bị suy gan/ thận nặng;
- Đang bị blốc nhĩ thất độ II - III và suy tim nặng.
Lưu ý: Chống chỉ định của thuốc cần được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, không vì bất cứ lý do nào mà các trường hợp đó lại được linh động dùng thuốc Opespasm, tránh gây nguy hiểm cho cơ thể.
5. Tương tác thuốc
Có thể xảy ra tương tác khi sử dụng Opespasm đồng thời với các thuốc sau:
- Levodopa;
- Thuốc làm giảm tác dụng chống Parkinson, tăng run và co cứng cơ.
Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Opespasm, bệnh nhân hãy thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin hay thảo dược... đang dùng.
6. Tác dụng phụ của thuốc Opespasm
Thuốc Opespasm có thể gây ra một số tác dụng phụ hiếm gặp sau cho người bệnh:
Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Opespasm thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.
7. Thận trọng khi dùng thuốc Opespasm
Cần thận trọng sử dụng thuốc Opespasm trong các trường hợp sau đây:
- Người lái xe và vận hành máy móc: Ở liều điều trị, thuốc Opespasm không ảnh hưởng lên đối tượng này. Nếu bị chóng mặt, choáng sau khi dùng thuốc Opespasm thì không nên lái xe hoặc vận hành máy móc;
- Thai kỳ: Cần thận trọng khi dùng thuốc Opespasm cho phụ nữ có thai;
- Phụ nữ cho con bú: Do chưa có kết quả khảo sát đầy đủ, thuốc Opespasm không được khuyến cáo dùng trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Trên đây là những thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Opespasm. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Opespasm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Bảo quản thuốc Opespasm ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp lên sản phẩm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.