Thuốc Neurodar có chứa thành phần chính là Citicoline natri tương đương Citicoline hàm lượng 500mg và các tá dược vừa đủ. Trước khi sử dụng thuốc Neurodar, người bệnh nên hỏi ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn và chỉ dẫn. Sau đây là một số thông tin giúp người bệnh hiểu rõ thuốc Neurodar có tác dụng gì? Chỉ định, chống chỉ định khi nào?
1. Thuốc Neurodar có tác dụng gì
Thuốc Neurodar có dạng bào chế viên nén dài bao phim. Thành phần Citicoline trong thuốc Neurodar là 1 hoạt chất có khả năng kích thích sinh tổng hợp màng Phospholipid thần kinh, nhờ đó có thể giúp tăng cường chuyển hóa và dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, Neurodar cũng có khả năng tăng cường tuần hoàn máu lên não và nâng cao khả năng tiêu thụ oxy ở não.
Thuốc Neurodar được chỉ định để điều trị các trường hợp:
- Tổn thương mạch máu não nghiêm trọng sau khi gặp chấn thương (có hoặc không bị mất ý thức);
- Người già bị mất trí nhớ có kèm thoái hóa và tổn thương mạch máu mạn tính.
2. Chống chỉ định của thuốc Neurodar
Chống chỉ định dùng thuốc Neurodar trong trường hợp:
- Bệnh nhân bị giảm trương lực đối giao cảm;
- Người bị bất tỉnh hoặc phẫu thuật não;
- Có Trimethylamin trong nước tiểu;
- Đang mắc bệnh Parkinson hoặc bệnh gan thận.
3. Liều dùng và cách dùng thuốc Neurodar
Liều lượng:
- Liều thường dùng: 2 viên/ ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách dùng:
- Neurodar được dùng bằng đường uống, với 1 cốc nước đầy. Người bệnh nên uống thuốc Neurodar cùng với thức ăn để ngăn ngừa tình trạng rối loạn dạ dày.
Lưu ý: Liều dùng Neurodar trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Neurodar cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Neurodar phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
5. Tác dụng phụ của thuốc Neurodar
Sử dụng thuốc Neurodar có mức độ an toàn cao và ít xảy các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc Neurodar với liều cao hay kéo dài, có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như:
- Cảm lạnh;
- Ho;
- Huyết áp thấp;
- Tiêu chảy mỡ;
- Ói mửa và buồn nôn;
- Tiêu chảy;
- Tăng tiết nước bọt;
- Táo bón;
- Chán ăn;
- Chóng mặt;
- Đổ mồ hôi;
- Đau đầu.
Ảnh hưởng của thuốc Neurodar thường không nghiêm trọng và ở mức độ vừa. Tuy nhiên những phản ứng phụ nghiêm trọng của Neurodar vẫn có thể xảy ra, do đó không nên chủ quan. Nếu gặp phải các triệu chứng này thì ngưng sử dụng thuốc Neurodar và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
6. Tương tác của thuốc Neurodar
Không được dùng chung Neurodar với các thuốc có chứa Centrophenoxine. Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Neurodar thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Neurodar phù hợp.
Ngoài ra, quá trình sử dụng thuốc Neurodar, người bệnh cũng cần lưu ý khi kiểm tra sức khỏe hãy đưa đủ hồ sơ khám bệnh và liệt kê tiền sử bệnh của bản thân với bác sĩ. Dựa vào thông tin được cung cấp, người bệnh sẽ được tư vấn chi tiết về thuốc Neurodar và những nguy cơ tương tác có thể xảy ra.
7. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Neurodar
- Trong trường hợp xuất huyết nội sọ liên tục thì người bệnh không dùng thuốc Neurodar vượt quá 1000mg/ ngày;
- Sử dụng thận trọng thuốc Neurodar cho những người có tiền sử trầm cảm;
- Tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc Neurodar. Người bệnh không được tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc đột ngột khi chưa có sự cho phép của bác sĩ;
- Trong trường hợp quên uống một liều thuốc Neurodar thì cần uống ngay khi có thể. Nhưng nếu gần tới liều Neurodar dự kiến tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và uống liều Neurodar tiếp theo bình thường;
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết có nên dùng thuốc Neurodar hay không;
- Bảo quản thuốc Neurodar ở nhiệt độ phòng, khoảng 25 độ C, tại nơi thoáng mát và khô ráo, không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào.
Bài viết đã cung cấp các thông tin về liều dùng, chống chỉ định và những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Neurodar. Để đảm bảo thuốc Neurodar phát huy tác dụng tối ưu và phòng ngừa tác dụng phụ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.