Thuốc Maclevo 500 có chứa dược chất chính là Levofloxacin 500mg thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn... Vậy công dụng cụ thể của loại thuốc này như thế nào, bạn hãy cùng tham khảo ở bài viết dưới đây.
1. Công dụng của thuốc Maclevo 500
Maclevo 500 là thuốc gì? Thuốc Maclevo 500 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim màu nâu đỏ và có thành phần dược chất chính là Levofloxacin hemihydrate tương đương với Levofloxacin 500mg cùng các tá dược khác.
Đây là loại thuốc dùng theo kê đơn với chỉ định cho các bệnh như:
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng;
- Nhiễm khuẩn da và biến chứng cấu trúc da có và không có biến chứng;
- Viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn;
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu xuất hiện biến chứng;
- Bệnh viêm bể thận cấp tính;
- Bệnh than qua đường hô hấp;
- Áp dụng cho bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp, viêm xoang cấp tính do vi khuẩn và nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính trong trường hợp không có phương án điều trị nào khác thay thế.
Thuốc Maclevo 500 không được phép kê đơn trong các trường hợp sau:
- Không dùng cho người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ hoạt chất hay tá dược nào trong thuốc;
- Không dùng thuốc cho các trường hợp bệnh: động kinh, rối loạn gan do sử dụng fluoroquinolon;
- Không dùng cho các đối tượng: trẻ em dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
2. Liều dùng khuyến cáo và cách sử dụng thuốc Maclevo 500
Cần lưu ý sử dụng thuốc Maclevo 500 cho người bị suy thận, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn điều chỉnh liều dùng phù hợp cho từng tình trạng người bệnh.
Nguy cơ xảy ra ngộ độc cấp tính ở Levofloxacin thường rất thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra ngộ độc cấp tính thì cần làm sạch dạ dày, quan sát và duy trì bù nước cho bệnh nhân, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
3. Tác dụng không mong muốn
- Thường gặp: Bệnh monilia, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, các bệnh về đường tiêu hoá như: tiêu chảy, táo bón, vị giác thay đổi, rối loạn giấc ngủ, tăng phosphatase, phát ban, nổi mề đay, viêm âm đạo;
- Trường hợp hiếm gặp: Nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, mắc các bệnh rối loạn như: hệ bạch huyết, hệ miễn dịch, chuyển hoá, hệ thần kinh, tâm thần, hệ tim mạch, gan, da, cơ xương khớp, thận, hệ tiết niệu...
4. Sự tương tác và tương kỵ của thuốc
- Dùng chung với các loại thuốc kháng acid có chứa magnesi, nhôm, sucralfat, các cation kim loại như sắt và chế phẩm multivitamin chứa kẽm sẽ gây cản trở cho sự hấp thụ ở đường tiêu hoá của levofloxacin, dẫn đến nồng độ thuốc thấp hơn;
- Levofloxacin không gây ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ đỉnh trong huyết tương cùng các thông số khác trên warfarin- R và warfarin- S;
- Có nguy cơ tăng kích thích thần kinh TW và co giật khi dùng NSAIDs với một fluoroquinolon bao gồm levofloxacin;
- Khi dùng chung với Cyclosporin, Digoxin, Levofloxacin không gây ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ đỉnh trong huyết tương, AUC cùng các thông số khác;
- Probenecid hoặc Cimetidin không ảnh hưởng đáng kể đến Cmax của Levofloxacin;
- Khi dùng chung với sucralfat, sinh khả dụng của Levofloxacin sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu bệnh nhân cần phải dùng đồng thời 2 loại này thì nên dùng sucralfat sau Levofloxacin 2h;
Cuối cùng, người bệnh cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độC, cần đảm bảo sự khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Đặc biệt, lưu ý để thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và thú cưng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.