Công dụng thuốc Kodemin

Thuốc Kodemin là thuốc trị ho và phải bán theo đơn. Người bệnh muốn mua thuốc cần được bác sĩ chỉ định trong đơn. Kodemin có thành phần chính là Codein phosphate 10 mg, Guaifenesin 0.1 g và các tá dược khác. Vậy thuốc Kodemin có tác dụng gì? Đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho thắc mắc trên.

1. Thuốc Kodemin có tác dụng gì?

Thành phần Codein trong Kodemin có tác dụng trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não từ đó có công dụng giảm ho. Codein có tác dụng làm dịch tiết phế quản thêm đặc sệt và làm cho dịch tiết đường hô hấp khô. Thực tế thì Codein không có tác dụng đủ mạnh để điều trị các tình trạng ho nghiêm trọng. Codein có thể làm thuốc khắc phục triệu chứng ho trong trường hợp ho khan làm mất ngủ.

Thêm vào đó Codein còn có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa. Gây táo bón nếu dùng kéo dài nên để tăng tác dụng giảm đau và giảm bớt táo bón nó được kết hợp với thuốc chống viêm, giảm đau không steroid.

Còn thành phần Guaifenesin có nhiều tác dụng như chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, làm lỏng dịch tiết chất nhầy ờ phế quản, long giảm đờm. Được sử dụng để điều trị các chứng ho do ho khan, viêm nhiễm đường hô hấp, long đờm, viêm phế quản,.

Nhờ sở hữu 2 thành phần trên, Kodemin được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân trên 12 tuổi làm giảm triệu chứng ho do cảm lạnh hoặc do nhiễm trùng đường hô hấp trên, ho khan, long đờm.

Mặt khác, thuốc này không được phép kê đơn trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với codein, Glycerin guaiacolat hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amidan và/hoặc thủ thuật nạo V.A.
  • Bệnh nhân bệnh gan, suy hô hấp.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Những bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi.

2. Liều dùng và cách dùng của thuốc Kodemin

2.1. Cách dùng

Thuốc Kodemin được dùng theo đường uống. Người bệnh được khuyên uống luôn viên với nước không cần pha chế. Người bệnh tuyệt đối không dùng thuốc khi bị biến chất hết hạn hoặc phát hiện bất thường của viên thuốc. Để đạt được kết quả mong muốn, nên tối thiểu hóa lượng Codein và thời gian dùng mở mức thấp nhất.

2.2. Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi: uống 1 viên một lần, ngày 3 lần.
  • Trẻ em trong khoảng từ 12 -18 tuổi: sử dụng cho điều trị triệu chứng ho khan hoặc kích ứng, Kodemin không được khuyến khích dùng cho trẻ em có suy giảm chức năng hô hấp.
  • Trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi: Không được dùng Kodemin để điều trị triệu chứng ho khan hoặc kích ứng.

Sử dụng thuốc Kodemin thường xuyên và đúng hướng dẫn từ bác sĩ để có được nhiều lợi ích nhất từ nó. Khi quên 1 liều, người bệnh cần uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên, tuyệt đối không uống chồng liều lên liều đã quên.

Đã ghi nhận nhiều trường hợp quá liều thuốc Kodemin. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng quá liều như: Suy hô hấp (giảm nhịp thở, hô hấp Cheynr-Stokes, xanh tím); lơ mơ dẫn đến trạng thái đờ đẫn hoặc hôn mê, mềm cơ, da lạnh và ẩm, đôi khi mạch chậm và hạ huyết áp...Trong trường hợp nặng còn dẫn đến ngừng thở, trụy mạch, ngừng tim và có thể tử vong.

Lúc này, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị và có các biện pháp xử trí kịp thời. Bệnh nhân phải hồi phục hô hấp bằng cách cung cấp dưỡng khí và hô hấp hỗ trợ có kiểm soát. Chỉ định Naloxon ngay bằng đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp nặng.

3. Tác dụng phụ của thuốc Kodemin

Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Trajenta khi dùng Kodemin vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Cụ thể:

  • Thường hay gặp: khát, cảm giác bất bình thường, đau đầu, nôn, chóng mặt, tiểu ít, buồn nôn, táo bón, mạch chậm, mạch nhanh, hồi hộp, hạ huyết áp tư thế đứng, yếu mệt.
  • Ít khi gặp: nổi mẩn ngứa, lo lắng, giảm hô hấp, co thắt ống mật, đau dạ dày.
  • Hiếm gặp: mất cân bằng, mất định hướng, đỏ mặt, động kinh, toát mồ hôi, giảm tuần hoàn, ảo giác, rối loạn thị giác, nguy hiểm là nghiện thuốc khi dùng theo thời gian kéo dài, liều cao.

Trong trường hợp này, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được can thiệp y tế ngay lập tức.

4. Tương tác thuốc Kodemin

Dưới đây là một số thuốc/nhóm thuốc có thể gây tương tác với thuốc Kodemin:

  • Cẩn thận khi phối hợp với phenothiazin, barbiturat, benzodiazepin, thuốc ức chế monoamin oxidase, thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Tác dụng giảm đau của codein tăng lên khi phối hợp với aspirin và paracetamol, nhưng lại giảm hoặc mất tác dụng bởi quinidin.
  • Codein làm giảm chuyển hóa cyclosporin do ức chế men cytochrom P450.

5. Sử dụng thuốc an toàn

  • Sử dụng thận trọng đối với người lớn phì đại tuyến tiền liệt, rối loạn chức năng tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp.
  • Không khuyến cáo sử dụng codein cho trẻ em có các vấn đề liên quan đến hô hấp (Ví dụ: khó thở hoặc thở khò khè khi ngủ...)
  • Codein có thể gây buồn ngủ. Bệnh nhân dùng thuốc này không nên lái xe hay vận hành máy móc.
  • Không nên dùng cho phụ nữ có thai
  • Codepect không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe