Công dụng thuốc Jait

Thuốc Jait là thuốc bán theo đơn, thuộc nhóm điều điều trị bệnh da liễu. Thuốc được bào chế dạng kem bôi ngoài da, hộp màu trắng nền có chấm màu, logo tên thuốc màu xanh dương. Vậy công dụng thuốc Jait là gì?

1. Công dụng thuốc Jait

Jait là thuốc gì? Thành phần chính của Jait gồm:

  • Clobetasol propionate;
  • Butylated Hydroxyanisole;
  • Butylated Hydroxytoluene;
  • Natri Dihydrophosphate;
  • Propylen glycol;
  • Cồn cetostearyl;
  • Parafin lỏng;
  • Petrolatum trắng;
  • Methylparaben;
  • Propylparaben;
  • Polyoxyl 20 cetostearyl ether;
  • Nước tinh khiết.

Thuốc Jait có chứa Clobetasol – một dạng Glucocorticoid dùng ngoài da, có tác dụng chống viêm. Nhờ khả năng ức chế tổng hợp các chất trung gian hóa học gây viêm và ức chế giải phóng ra các chất trung gian hoá học gây phản ứng dị ứng như histamin, bradykinin, serotonin..

Do đó, Jait có tác dụng đó là chống viêm tại chỗ tại các vùng trên cơ thể theo chỉ định.

Jait được dùng trong các trường hợp mắc bệnh ngoài da, điển hình như:

Các dạng viêm da này có thẻ gây ngứa, mẩn đỏ, đóng vảy trên da, gây khó chịu. Sử dụng kem bôi tại chỗ Jait giúp làm dịu cơn ngứa, giảm sự kích ứng trên da, chống viêm.

2. Liều dùng – cách dùng Jait

Thuốc Jait được dùng bằng cách bôi tại chỗ, bởi thuốc được bào chế dạng kem bôi. Cách dùng khá đơn giản, thoa một lớp mỏng lên vùng da đang bị bệnh và để nguyên.

Liều dùng thuốc Jait theo khuyến cáo đó là dùng ngoài da ngày 1 – 2 lần. Tuy nhiên không sử dụng quá 50g/ tuần và không nên dùng kéo dài quá 2 tuần.

3. Chống chỉ định Jait

Thuốc Jait chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần, tá dược có trong thuốc Jait;
  • Đối tượng có dị ứng với Corticosteroid;
  • Trẻ em dưới 12 tuổi không dùng Jait;

Cần thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng thuốc để được cảnh báo, thận trọng khi dùng Jait.

4. Thận trọng khi dùng Jait

Thuốc Jait cần thận trọng khi dùng vì đây là thuốc kê đơn, dùng theo toa của bác sĩ. Một số thận trọng và chú ý khi dùng Jait gồm:

  • Nếu có biểu hiện nhiễm trùng da cần dùng các chế phẩm kháng khuẩn, kháng nấm phù hợp;
  • Nếu nhiễm trùng không đáp ứng với thuốc thì ngưng dùng cho đến khi nhiễm trùng được kiểm soát;
  • Khi sử dụng Jait một số vùng da ở mặt, nách... thường bị teo hơn các vùng da khác, vì thế cần phải theo dõi khi bôi thuốc ở vùng da này;
  • Không nên bịt kín, ép vùng da đang bôi thuốc Jait;
  • ...

Thuốc Jait có chứa corticosteroid do đó khi dùng cần thận trọng, không nên lạm dụng.

5. Tương tác thuốc Jait

Jait có chứa thành phần Clobetasol bôi ngoài da, do đó chưa có các cảnh báo nào về tương tác thuốc với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, khi dùng bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc bôi ngoài da khác đã sử dụng thời gian gần nhất. Hoặc các loại thuốc bôi ngoài da bạn đang sử dụng khi có chỉ định dùng Jait nhằm giảm thiểu các tương tác, tác dụng phụ không mong muốn.

6. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy Jait nếu sử dụng toàn thân lâu dài có thể gây nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai. Do đó, tốt nhất không nên dùng cho đối tượng này.

Đối với thời kỳ cho con bú, việc sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần Corticosteroid như Jait có thể làm chậm sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, nó cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến khác. Do đó, tốt nhất trong thời kỳ này không nên sử dụng thuốc Jait.

7. Tác dụng phụ khi dùng Jait

Thuốc Jait có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí các tác dụng phụ này còn kéo dài. Do đó, khi dùng bạn cần hết sức thận trọng, một số tác dụng phụ khi bôi thuốc Jait gồm:

  • Các tác dụng tại chỗ như đau nhức, rát bỏng,...;
  • Ngứa kích ứng tại chỗ, teo da, da vùng bôi thuốc bị nứt nẻ...;
  • Giảm sắc tố da;
  • Viêm da quanh miệng;
  • Ban dạng viêm nang bã;

Ngoài ra, ở một số đối tượng khi sử dụng Jait có thể gây ra sự ức chế đảo nghịch lên trục tuyến yên – vùng dưới đồi. Biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng Cushing, chứng tăng Glucose máu, Glucose niệu,...

Ở những đối tượng điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc Jait có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng, hoặc gây ra các tổn thương dạng mụn mủ. Vì vậy, khi dùng cần phải theo dõi người bệnh.

Hãy thông báo cho bác sĩ, dược sĩ các vấn đề bất thường gặp phải khi bôi thuốc Jait để có thể chủ động xử trí hiệu quả.

8. Bảo quản Jait

Thuốc Jait được bảo quản tốt trong điều kiện nhiệt độ phòng, đóng chặt nắp sau khi sử dụng.

Như vậy những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Jait là thuốc gì, công dụng, cách dùng, một số thận trọng và cảnh báo... Hy vọng những thông tin này giúp bạn dùng thuốc an toàn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy chủ động hỏi bác sĩ, dược sĩ được tư vấn cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe