Thuốc Hepatox thuộc nhóm thuốc có nguồn gốc thảo dược, động vật có thành phần cao khô lá tươi atiso, diệp hạ châu, biển súc, bìm bìm biếc. Thuốc được bào chế cho người dùng dưới dạng viên bao đường. Vậy thuốc Hepatox có tác dụng gì và cách sử dụng thuốc như thế nào?
1. Hepatox là thuốc gì?
Thuốc Hepatox là thuốc có nguồn gốc thảo dược, động vật được bào chế dưới dạng viên nén bao đường.
Thành phần của thuốc bao gồm:
- Cao khô lá tươi Atiso 100mg.
- Cao khô Diệp hạ châu 50mg.
- Cao khô Rau đắng đất 81.5mg.
- Cao khô Bìm bìm biếc 8.5mg.
- Tá dược: Silic dạng keo khan, Lactose monohydrat, Natri starch glycolat, Oxyd sắt đỏ,... vừa đủ 1 viên.
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 20 viên và Hộp 1 chai 100 viên.
2. Công dụng của thuốc Hepatox
Chỉ định sử dụng Hepatox cho những trường hợp sau đây:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm gan cấp, xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, gan bị tổn hại do uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và dùng thuốc có độc tính ảnh hưởng tới chức năng gan.
- Các biểu hiện của bệnh gan như dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt, khó tiêu, táo bón, vàng da.
- Thanh nhiệt, lợi tiểu.
Chống chỉ định sử dụng thuốc Hepatox cho các trường hợp sau đây:
- Người quá mẫn cảm với thảo dược hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai hoặc đang trong quá trình nuôi con và cho con bú.
- Người bị viêm tắc mật, vàng da ở trẻ sơ sinh,...
3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Hepatox
Thuốc Hepatox được dùng trước bữa ăn theo đường uống. Người dùng có thể tham khảo liều dùng thuốc như sau:
- Người lớn: dùng liều 2 - 3 viên, ngày uống 3 lần.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 lần.
- Trẻ em từ 13 tuổi trở lên: Mỗi lần 2 viên, ngày uống 3 lần.
Lưu ý: Nếu quên uống 1 liều thuốc, có thể uống bổ sung trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống gấp đôi bù vào lượng thuốc quên vì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
Liều lượng thuốc điều trị khuyến cáo ở trên cho thuốc Hepatox chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, người dùng cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ kê đơn để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Tác dụng phụ của thuốc Hepatox
Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Hepatox bao gồm:
- Đau lưng, sốt, mệt mỏi, đau đầu.
- Nhiễm virus, giãn mạch.
- Rối loạn tiêu hoá xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn.
- Giảm bạch cầu, phù.
Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường hay các tác dụng không mong muốn như trên, cần ngay lập tức ngưng sử dụng thuốc, hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng giải quyết tốt nhất.
5. Tương tác thuốc Hepatox
Tương tác thuốc làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc có thể gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ của thuốc. Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tất cả các loại thuốc theo toa, các loại vitamin, khoáng chất, các sản phẩm thảo dược đang sử dụng đồng thời với thuốc Hepatox để tránh tình trạng tương tác thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Hepatox
- Hepatox không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Dùng thận trọng cho người bệnh bị đái tháo đường, do trong thuốc Hepatox viên bao đường có chứa khoảng 138mg đường trắng mỗi viên.
- Không nên lái xe hoặc vận hành máy nếu có phản ứng chóng mặt bởi tác dụng không mong muốn khi dùng sản phẩm đã thông báo là có thể bị chóng mặt, nhức đầu.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ về công dụng và một số lưu ý khi sử dụng thuốc Hepatox sẽ giúp cho người dùng hiểu và sử dụng thuốc một cách an toàn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.