Công dụng thuốc Cytoflavin

Thuốc Cytoflavin có dạng bào chế dung dịch tiêm. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Cytoflavin sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Thuốc Cytoflavin là thuốc gì?

Trong mỗi ống thuốc tiêm thuốc Cytoflavin có thành phần là:

  • Suncinic acid hàm lượng.... 1000 mg.
  • Nicotinamide hàm lượng.... 100mg.
  • Inosine hàm lượng.... 200mg.
  • Riboflavin sodium phosphate hàm lượng.... 20mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 ống tiêm 10ml.

Công dụng của thuốc được biết đến như sau:

  • Vitamin PP: Là thành phần quan trọng của enzyme NAD và NADP, giúp chuyển hóa cholesterol và acid béo, tạo năng lượng cho các chuỗi hô hấp trong tế bào, cải thiện chứng chán ăn, viêm da, viêm lưỡi, tiêu chảy hay các rối loạn thần kinh.
  • Vitamin B2: Là thành phần trong hệ thống vận chuyển điện tử, ngăn ngừa viêm miệng, chốc mép và khô môi,...

2. Thuốc Cytoflavin 10ml chỉ định khi nào?

Thuốc Cytoflavin 10ml thường được chỉ định trong trường hợp:

  • Bệnh nhân rối loạn tuần hoàn não cấp tính;
  • Điều trị bệnh rối loạn mạch máu não hoặc thiếu máu cục bộ mạn tính;
  • Người mắc các bệnh về não do ngộ độc, thiếu oxy, ngộ độc nội sinh hoặc ức chế nhận thức sau gây mê.

3. Chống chỉ định của thuốc Cytoflavin 10ml

Thuốc Cytoflavin 10ml chống chỉ định dùng trong trường hợp:

  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với hoạt chất riboflavin sodium phosphate, nicotinamide, Succinic acid, inosine hoặc các phụ liệu của thuốc.
  • Bệnh nhân đang trong tình trạng thở nhân tạo.

4. Liều lượng - Cách dùng thuốc Cytoflavin 10ml

Cách dùng:

  • Thuốc Cytoflavin 10ml được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền, không được tự ý sử dụng thuốc để uống.
  • Người bệnh nên dùng thuốc đều đặn, kiên trì và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh và hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu bia trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Pha loãng thuốc trong 100 - 200 ml dung dịch Glucose 5 - 10% hoặc Natri clorid 0,9%.
  • Thuốc được truyền tĩnh mạch chậm với tốc độ từ 60 - 90 giọt/ 1 phút.

Liều dùng:

  • Đối với bệnh nhân rối loạn tuần hoàn não cấp tính: Ngay khi phát hiện bệnh tiêm liều 10ml (1 ống), khoảng cách truyền thuốc là 8-12 giờ trong 10 ngày. Liều tối đa là 20ml tương đương với 2 ống thuốc.
  • Đối với bệnh hệ mạch não và hậu quả rối loạn tuần hoàn máu não: Sử dụng 10ml mỗi lần truyền trong 1 ngày, sử dụng thuốc trong vòng 10 ngày.
  • Đối với người bệnh bị ngộ độc và thiếu oxy não: Liều 10ml/ lần truyền, khoảng cách giữa các lần là từ 8 - 12 giờ, sử dụng trong vòng 5 ngày. Trong trạng thái hôn mê, truyền 20ml/ lần.

Lưu ý: Liều dùng Cytoflavin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Cytoflavin cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cytoflavin phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Cytoflavin:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Cytoflavin thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Cytoflavin đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Cytoflavin quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

5. Tác dụng phụ của thuốc Cytoflavin

Thuốc Cytoflavin 10ml có thể gây ra cho người dùng 1 số tác dụng ngoài ý muốn như:

  • Khô và đắng miệng;
  • Cơ thể nóng nực;
  • Cơn gout cấp;
  • Tăng acid uric máu;
  • Phản ứng dị ứng, quá mẫn;
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay và phát ban đỏ;
  • Mụn nhọt và ngứa ngáy;
  • Cảm giác nóng bừng và hạ đường huyết.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Cytoflavin và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

6. Tương tác thuốc Cytoflavin

Cytoflavin có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:

  • Thuốc Piracetam.
  • Các thuốc kích thích tạo máu, chống giảm oxy các steroid đồng hóa.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Cytoflavin thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Cytoflavin phù hợp.

7. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Cytoflavin

  • Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc Cytoflavin trước khi dùng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ ngay để được tư vấn.
  • Những người bị sỏi thận, tăng acid uric máu hoặc mắc bệnh gout cần thận trọng khi dùng thuốc Cytoflavin.
  • Dùng thuốc Cytoflavin nước tiểu nhuộm vàng sẽ có màu vàng.
  • Thuốc Cytoflavin 10ml có thể được sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc.
  • Bảo quản thuốc Cytoflavin ở ngoài tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà, để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản thuốc Cytoflavin là 25 độ C.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Cytoflavin, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Cytoflavin là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe