Cebral thuộc nhóm thuốc thần kinh, có nguồn gốc thảo dược và động vật, được bào chế dưới dạng viên bao phim. Thuốc Cebral được dùng trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não, suy giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não, chấn thương vùng đầu, tắc động mạch chân hoặc những người bị hội chứng Raynaud...
1. Thành phần thuốc Cebral
Mỗi viên nén Cebral bao phim chứa các thành phần sau:
- Cao bạch quả (Ginkgo Biloba) với hàm lượng 40mg.
- Các thành phần tá dược khác vừa đủ 1 viên nén Cebral.
2 Tác dụng, chỉ định dùng thuốc Cebral
2.1. Thuốc Cebral có tác dụng gì?
Cao Bạch Quả là vị thuốc phổ biến dùng cho các bệnh liên quan đến não bộ, đặc biệt với đối tượng là người già, người mất tập trung, bị bệnh Alzheimer.
Với chiết xuất từ hạt của cây Bạch Quả, thành phần acid Ginkgolic có tác dụng tăng cường máu lên não, giúp mạch máu lưu thông, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, hay quên, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt do thiếu máu lên não.
2.2. Chỉ định dùng thuốc Cebral
Thuốc Cebral được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị chứng suy giảm trí nhớ ở người già;
- Dùng cho người thiểu năng tuần hoàn máu não, mất tập trung, giảm chú ý, người bị trầm cảm, thiếu máu dẫn đến đau đầu và hoa mắt, lảng tai, thị lực suy giảm;
- Người bị tai biến mạch máu não, chấn thương vùng đầu, tắc ở động mạch chân dẫn đến đi khập khiễng;
- Người mắc hội chứng Raynaud.
3. Liều lượng, cách dùng thuốc Cebral
Liều dùng thuốc Cebral:
- Liều Cebral thông thường là 1 - 2 viên/ lần, ngày uống 3 lần/ ngày.
Liều dùng thuốc Cebral trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Cebral cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cebral phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.
Cách dùng thuốc Cebral hiệu quả:
- Người bệnh nên dùng thuốc Cebral với một cốc nước lọc. Thời gian giữa các lần dùng thuốc Cebral nên cách đều nhau để có hiệu quả tốt nhất;
- Tuân theo đúng chỉ định liều lượng của bác sĩ, tránh trường hợp quên hoặc tự ý sử dụng quá liều Cebral;
- Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào khác thường khi sử dụng thuốc Cebral thì nên ngưng dùng và thông báo ngay với bác sĩ;
- Trong quá trình dùng thuốc Cebral, người bệnh nên có chế độ ăn hợp lý.
4. Chống chỉ định dùng thuốc Cebral
Thuốc Cebral chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Cebral;
- Không dùng Cebral cho người đang bị chảy máu khỏi lòng mạch, mắc chứng rối loạn đông máu;
- Phụ nữ đang mang thai hay trong thời kỳ kinh nguyệt;
- Trẻ nhỏ hơn 12 tuổi.
5. Tác dụng phụ của thuốc Cebral
Khi sử dụng thuốc Cebral có thể xuất hiện các tác dụng không mong muốn như:
- Rối loạn tiêu hóa;
- Đau đầu;
- Nổi mề đay.
Nếu bạn dùng thuốc Cebral và gặp phải các tác dụng không mong muốn trên cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử trí phù hợp.
6. Tương tác thuốc
- Cebral làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu như Heparin, Warfarin, từ đó làm tăng nguy cơ chảy máu;
- Cebral làm giảm tác dụng của các thuốc chống co giật;
Nhằm phòng ngừa các tương tác không mong muốn, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để được kê đơn phù hợp.
7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Cebral
Lưu ý khi sử dụng thuốc Cebral:
- Cebral không phải là thuốc điều trị huyết áp cho người bệnh tăng huyết áp;
- Thận trọng khi sử dụng Cebral cho người lái xe và người vận hành máy móc;
- Sử dụng đúng liều Cebral được ghi trên nhãn hoặc chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được sử dụng quá liều vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm;
- Hiện nay chưa có nghiên cứu về độ an toàn cũng như khả năng qua hàng rào nhau thai và bài tiết ở sữa mẹ của Cebral nên các đối tượng này cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là thông tin về thuốc Cebral có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Ceftaject theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Cebral ở nơi khô ráo, thoáng mát, dưới 30 độ C, để xa tầm với trẻ em và vật nuôi trong nhà.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.