Công dụng thuốc Cammic 1g

Cammic 1g thuộc nhóm thuốc chống tiêu fibrin, được sử dụng để điều trị và phòng ngừa chảy máu kết hợp với tiêu fibrin. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng, liều dùng của thuốc Cammic 1g thông qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Cammic 1g là thuốc gì?

  • Thuốc Cammic 1g được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, có thành phần chính là Acid tranexamic hàm lượng 1g/10ml.
  • Sau khi cục máu đông được hình thành, cơ thể sẽ tiếp tục kích hoạt quá trình tiêu sợi huyết để trả lại sự thông thoáng cho lòng mạch, đảm bảo nuôi dưỡng cho tổ chức phía dưới chỗ tổn thương. Quá trình này hoạt động là nhờ hệ tiêu sợi huyết. Plasminogen là một globulin tồn tại trong máu dưới dạng tiền men, sẽ được hoạt hóa thành dạng hoạt động plasmin có tác dụng tiêu fibrin, fibrinogen. Acid tranexamic sẽ ức chế sự hoạt hóa plasminogen thành plasmin, từ đó ức chế sự phân huỷ fibrin và có tác dụng cầm máu.
  • Khi dùng đường tĩnh mạch nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương đạt được ngay lập tức, thời gian bán hủy khoảng 2 giờ.

2. Thuốc Cammic 1g chữa bệnh gì?

Thuốc Cammic 1g được sử dụng để điều trị và phòng ngừa chảy máu kết hợp với tiêu fibrin: Chảy máu bất thường trong và sau phẫu thuật (phẫu thuật cắt bỏ phần cổ tử cung, cắt bỏ tuyến tiền liệt, phẫu thuật bàng quang), sản phụ khoa (rong kinh), thận - tiết niệu (đái máu), nhổ răng ở người mắc bệnh ưa chảy máu, chảy máu mũi...

  • Không sử dụng Cammic 1g trong các trường hợp sau:

3. Liều dùng thuốc Cammic 1g

Thuốc Cammic 1g được dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

  • Liều thông thường: 250 - 500mg/ngày x 1 - 2 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
  • Trong và sau phẫu thuật: Liều 500 - 1000mg/lần tiêm tĩnh mạch hoặc 500 - 2500mg/lần truyền tĩnh mạch.
  • Trẻ em: tiêm tĩnh mạch 10 mg/kg x 2 - 3 lần/ngày.
  • Người suy thận: Cần điều chỉnh liều dựa vào độ thanh thải creatinin (Clcr).

4. Tác dụng phụ của thuốc Cammic 1g

Khi sử dụng thuốc Cammic 1g có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:

  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy. Các triệu chứng này thường gặp khi dùng liều cao và thuyên giảm khi giảm liều.
  • Hạ huyết áp, huyết khối gây tắc mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, mạc treo ruột, nghẽn mạch phổi, tắc động mạch võng mạc).
  • Đau đầu, chóng mặt, khi dùng điều trị chảy máu dưới màng nhện có thể gây thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu não.
  • Bất thường về thị giác, rối loạn nhận thức màu sắc.

Khi sử dụng thuốc Cammic 1g, nếu người bệnh gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào nghiêm trọng hãy ngưng dùng thuốc, liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời.

5. Tương tác với thuốc Cammic 1g

Khi sử dụng đồng thời Cammic 1g có thể tương tác với một số thuốc sau:

  • Thận trọng khi dùng phối hợp acid tranexamic với các thuốc có tác dụng cầm máu khác.
  • Không dùng đồng thời acid tranexamic với estrogen do có thể tăng nguy cơ tạo huyết khối.
  • Tác dụng chống tiêu fibrin của acid tranexamic bị đối kháng bởi các thuốc gây tan huyết khối.

6. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Cammic 1g

Khi sử dụng thuốc Cammic 1g, cần lưu ý trong các trường hợp sau:

  • Thận trọng với bệnh nhân suy thận do tăng nguy cơ tích lũy acid tranexamic.
  • Thận trọng với bệnh nhân đái máu do nguyên nhân từ đường tiết niệu trên vì tăng nguy cơ tắc cục máu đông trong thận.
  • Người bệnh có tiền sử bệnh lý huyết khối không nên dùng acid tranexamic trừ khi được điều trị bằng thuốc chống đông máu.
  • Chảy máu do đông máu rải rác trong lòng mạch không nên điều trị bằng thuốc chống tiêu fibrin trừ trường hợp bệnh chủ yếu do rối loạn cơ chế tiêu fibrin.
  • Thận trọng khi dùng acid tranexamic ở phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Ngoài những thông tin trên nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về thuốc Cammic 1g, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe