Thuốc Uromitexan thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc, có tác dụng điều trị suy tĩnh mạch, các triệu chứng của cơn trĩ cấp sung huyết gây đau, rát. Vậy thuốc Uromitexan là thuốc gì và được chỉ định cụ thể cho những trường hợp nào?
1. Thuốc Uromitexan là thuốc gì?
Uromitexan có thành phần chính là hoạt chất mesna 400mg và các tá dược khác như sodium, edetate, sodium hydroxide và nước để tiêm vừa đủ. Thuốc được điều chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền, đóng gói thành hộp 15 ống, mỗi ống 4ml.
2. Thuốc Uromitexan có tác dụng gì?
2.1. Công dụng
Cơ chế hoạt động: Mesna là một chất giải độc hiệu quả, tương tác với các chất chuyển hóa độc của nhóm thuốc chống ung thư Ifosfamide hoặc Cyclophosphamid có trong nước tiểu. Thông qua cơ chế hoạt động đó, thuốc giúp giảm độc tính trên bàng quang của người bệnh.
Thuốc Uromitexan có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa độc tính trên đường niệu đạo do người bệnh sử dụng Oxazaphosphrines hoặc cho người có tiền sử mắc bệnh đường niệu, người đang trong quá trình điều trị các khối u do trước đây từng xạ trị vùng chậu.
2.2. Chống chỉ định
Những người bị nhạy cảm với hoạt chất Mesna hoặc các hoạt chất phức hợp khác có chứa thiol.
3. Cách dùng và liều dùng thuốc Uromitexan
Cách dùng: Thuốc Uromitexan được điều chế dưới dạng dung dịch tiêm nên được tiêm qua đường tĩnh mạch trực tiếp hoặc truyền tĩnh mạch trong vòng 15 phút. Người bệnh được bác sĩ hoặc y tá thực hiện tiêm tĩnh mạch. Thuốc sẽ được sử dụng đồng thời với quá trình hóa trị và sau khi người bệnh điều trị việc hóa trị từ 4 đến 8 giờ. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần bổ sung ít nhất 1 lít nước mỗi ngày, tuân thủ theo đúng hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
Liều dùng: Thông thường, bệnh nhân cần sử dụng đúng liều theo chỉ định của bác sĩ được ghi trong toa thuốc vì liều lượng còn tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh của từng người. Uromitexan thường được truyền đường tĩnh mạch ở người lớn với liều 20% oxazaphosphorine vào thời điểm bắt đầu dùng thuốc và sau 4 giờ, 8 giờ. Cụ thể:
- Với người lớn: dùng liều 3 x 40% vào các khung giờ bắt đầu, sau 4 giờ, sau 8 giờ hoặc 4 x 40% chia vào các khung giờ bắt đầu, sau 3 giờ, sau 6 giờ và sau 9 giờ.
- Với trẻ em: Dùng liều tiêm tĩnh mạch trực tiếp, mỗi liều cách nhau 3 giờ.
- Thay vì tiêm tĩnh mạch trực tiếp, có thể truyền tĩnh mạch trong thời gian ngắn 15 phút cho người dùng. Tuy nhiên, truyền tĩnh mạch liên tục sẽ có lợi hơn.
Trường hợp quên liều: Thuốc được tiêm bởi đội ngũ y bác sĩ nên trường hợp quên liều hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu xảy ra, người bệnh nên thông báo ngay cho y bác sĩ để việc điều trị được diễn ra đều đặn.
Trong trường hợp quá liều: Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện ra sử dụng quá liều và xuất hiện những triệu chứng bất thường nghi do dùng thuốc, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để có được sự tư vấn và chỉ dẫn kịp thời. Nếu xuất hiện các triệu chứng nặng, người bệnh cần được đưa ngay đến trung tâm y tế địa phương gần nhất để tránh xảy ra hậu quả nguy hiểm.
4. Tác dụng phụ của thuốc Uromitexan
Trong quá trình sử dụng, ngoài công dụng chính mà thuốc tiêm Uromitexan mang lại, người dùng còn có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn sau:
Các trường hợp thường gặp:
- Đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, buồn ngủ, chóng mặt, rụng tóc, buồn nôn ói mửa, tiêu chảy phân mềm.
- Táo bón, đau bụng, ăn uống không ngon miệng.
- Đau tại chỗ tiêm, đau ở cánh tay, chân, lưng hoặc khớp.
Các trường hợp hiếm gặp:
- Khó thở, khó nuốt, đau tức ngực, tim đập nhanh hoặc không đều.
- Phát ban, ngứa, chảy máu bất thường, da dễ bị tím bầm.
- Nước tiểu bị sẫm màu, có màu hồng, màu đỏ hoặc xuất hiện lẫn máu.
Lưu ý: Khi sử dụng gặp phải những tác dụng phụ trên hoặc thấy xuất hiện những triệu chứng khác nghi do dùng thuốc, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, nhân viên y tế hoặc đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất.
5. Các tương tác thuốc Uromitexan
Trong quá trình sử dụng thuốc Uromitexan, ngoài tác dụng chính mà thuốc đem lại, thuốc còn có thể tương tác với một số loại thuốc khác làm tăng độc tính, tăng tác dụng phụ, hoặc có thể làm giảm, làm mất hoạt tính của thuốc. Theo báo cáo, một số thuốc có sự tương tác với Uromitexan mà người dùng cần lưu ý là:
- Cisplatin.
- Nitrogen mustard.
- Carboplatin.
Lưu ý: Để tránh được tối đa những tương tác không đáng có, người dùng cần chia sẻ với bác sĩ, dược sĩ đầy đủ các loại thuốc, các thực phẩm chức năng mà mình đang dùng hoặc có ý định dùng trước khi sử dụng thuốc để có được lời khuyên và liều lượng tốt nhất.
6. Một số lưu ý khi dùng thuốc Uromitexan
- Khi điều trị bằng Uromitexan có thể gây ra kết quả xét nghiệm tìm ceton dương tính giả.
- Thuốc chỉ có hiệu quả bảo vệ đường tiết niệu, chính vì vậy, tất cả các cách phòng ngừa khác được đề nghị kết hợp điều trị cùng với hoạt chất oxazaphosphorine đều không bị ảnh hưởng và có thể tiếp tục sử dụng.
- Thuốc chưa có báo cáo xác định chính xác những rủi ro hay độ an toàn đối với thai kỳ và trẻ nhỏ, vì vậy, trước khi sử dụng thuốc với phụ nữ có thai hoặc đang trong quá trình cho con bú, cần xác định được rõ những lợi ích và nguy cơ do thuốc gây ra để biết có sử dụng thuốc hay không.
- Người dùng không nên bảo quản, lưu trữ thuốc ở trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá tủ lạnh.
- Không sử dụng thuốc khi đã hết hạn, tham khảo ý kiến của người phụ trách y tế, công ty xử lý rác thải để có cách xử lý thuốc an toàn.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho người dùng nắm chắc được thông tin về thuốc Uromitexan và có được quá trình điều trị an toàn, hiệu quả.