Thuốc Oxybutynin thuộc nhóm thuốc chống co thắt đường tiết niệu với hoạt chất là Oxybutynin. Oxybutynin được ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao trong điều trị nhiều bệnh lý.
1. Công dụng của thuốc Oxybutynin 5mg
Trước khi tìm hiểu về công dụng của thuốc Oxybutynin 5mg, chúng ta hãy giải đáp thắc mắc Oxybutynin là thuốc gì? Thuốc Oxybutynin là thuốc chống co thắt đường tiết niệu. Thuốc được bào chế dưới các dạng với hàm lượng tương ứng như:
- Viên nén 2,5 mg, 3 mg, 5 mg, 10 mg.
- Viên nén tác dụng kéo dài 5 mg, 10 mg, 15 mg.
- Siro 5 mg/5 ml; dung dịch cồn ngọt 2,5 mg/ 5 ml.
- Thuốc dán hấp thụ qua da ~ 3,9 mg/ ngày.
Thuốc Oxybutynin 5mg được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Ở người lớn, thuốc được kê đơn điều trị chứng tiểu gấp, tiểu không kiểm soát hoặc chứng hoạt động quá mức vô căn.
- Ở trẻ em từ 5 tuổi trở lên, thuốc điều trị tình trạng tiểu không kiểm soát, tiểu gấp và tần suất trong tình trạng bàng quang hoạt động quá mức do bàng quang hoạt động quá mức vô căn hoặc rối loạn chức năng bàng quang do thần kinh (phản ứng hoạt động quá mức). Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng trị bệnh đái dầm ban đêm.
Tuy nhiên, thuốc Oxybutynin không được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người bệnh dị ứng với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc
- Bệnh nhân nhược cơ.
- Bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc hẹp hoặc tiền phòng nông.
- Người bị bị tắc nghẽn đường tiêu hóa cơ năng hoặc hữu cơ bao gồm hẹp môn vị, liệt ruột.
- Người bệnh cắt hồi tràng, cắt đại tràng, viêm đại tràng nhiễm độc, viêm loét đại tràng nặng.
- Tắc nghẽn đường ra bàng quang, nơi bí tiểu có thể kết tủa.
- Mắc chứng tiểu đêm do bệnh tim hoặc bệnh thận
2. Liều dùng của thuốc Oxybutynin 5mg
2.1. Cách dùng
Thuốc Oxybutynin 5mg được bào chế thành nhiều dạng. Do đó, người bệnh cần lưu ý, nếu đang tự điều trị bằng các thuốc không kê đơn, người bệnh hãy đọc tất cả các hướng dẫn trên bao bì trước khi dùng thuốc; nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc này, hãy đọc kĩ tờ thông tin hướng dẫn từ dược sĩ trước khi bắt đầu sử dụng Oxybutynin và mỗi lần lấy dùng lại thuốc.
Ở dạng viên uống Oxybutynin, người bệnh có thể uống khi đói. Khi uống hãy uống nguyên viên thuốc với lượng nước thích hợp. Tuyệt đối không được tự ý nghiền nát hoặc bẻ đôi viên thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Ở dạng dán miếng dán lên da theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường mỗi 3 đến 4 ngày. Nếu bạn đang tự điều trị, hãy dán miếng dán lên da mỗi 4 ngày. Thực hiện theo các lịch trình dùng thuốc một cách cẩn thận. Để tránh kích ứng da, bệnh nhân có thể dán các miếng dán ở các vùng da khác nhau. Chuyên gia khuyến cáo, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da trước khi dán bằng xà phòng và nước. Sau đó rửa sạch và lau khô. Nếu các miếng dán rơi ra, hãy dán lại hoặc dán miếng mới lên một vị trí mới và tiếp tục lịch trình của bạn.
Việc sử dụng thường xuyên sẽ giúp thuốc phát huy công dụng một cách tốt nhất. Nếu sử dụng thuốc Oxybutynin 5mg sau 2 tuần không hiệu quả, bạn cần thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn.
2.2. Liều dùng
Với mỗi người bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định những liều lượng thuốc khác nhau. Cụ thể:
Đối với người lớn mắc chứng tiểu tiện không kiểm soát sẽ được chỉ định liều khởi đầu
- Viên nén phóng thích ngay lập tức hoặc sirô: dùng 5 mg 2-3 lần mỗi ngày.
- Viên nén phóng thích kéo dài: dùng 5 mg mỗi ngày một lần.
- Miếng dán thẩm thấu qua da: dùng 3,9 mg/ngày, dùng hai lần một tuần (mỗi 3-4 ngày).
- Oxybutynin 3% dạng gel thẩm thấu qua da:
- Dùng 3 lần bơm (84 mg/ngày) một lần mỗi ngày để làm sạch, khô vùng da ở bụng, hoặc phía cánh tay/vai, hoặc đùi. Dùng ngay sau khi bơm thuốc.
- Oxybutynin 10% dạng gel thẩm thấu qua da:
- Dùng liều 1 gram (1,14 mL) 100 mg/g gel Oxybutynin chloride mỗi ngày một lần lên vùng da khô ở bụng, cánh tay, vai, hoặc đùi.
Đối với người lớn mắc chứng tiểu tiện thường xuyên sẽ được chỉ định liều khởi đầu:
- Viên nén phóng thích ngay lập tức hoặc sirô: dùng 5 mg 2-3 lần mỗi ngày.
- Viên nén phóng thích kéo dài: dùng 5 mg mỗi ngày một lần.
- Miếng dán thẩm thấu qua da: dùng 3,9 mg / ngày, dùng hai lần một tuần (mỗi 3-4 ngày).
- Oxybutynin 3% dạng gel thẩm thấu qua da:
- Dùng 3 lần bơm (84 mg/ngày) một lần mỗi ngày để làm sạch, khô vùng da ở bụng, hoặc phía cánh tay/vai, hoặc đùi. Dùng ngay sau khi bơm thuốc.
- Oxybutynin 10% dạng gel thẩm thấu qua da:
- Dùng liều 1 g (1,14 mL) 100 mg/g gel Oxybutynin chloride mỗi ngày một lần lên vùng da khô ở bụng, cánh tay, vai, hoặc đùi.
Đối với trẻ em, liều dùng sẽ được khuyến cáo:
- Trẻ trên 1 tuổi đến 5 tuổi 0.2 mg/kg/ liều, 2 đến 4 lần mỗi ngày.
- Trẻ trên 5 tuổi 5 mg 2 lần mỗi ngày, có thể lên đến 5 mg 3 lần mỗi ngày.
- Trẻ từ 6 tuổi trở lên: 5 mg mỗi ngày một lần.
Thực tế, đã ghi nhận trường hợp quá liều Oxybutynin. Một số triệu chứng cảnh báo trường hợp quá liều như: rối loạn thần kinh trung ương, đỏ bừng, tụt huyết áp, suy tuần hoàn, suy hô hấp, tê liệt và hôn mê...
Khi đó, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời như:
- Rửa dạ dày ngay lập tức.
- Physostigmine bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm.
- Sốt nên được điều trị triệu chứng bằng cách chườm lạnh hoặc chườm lạnh.
- Tiêm propranolol vào tĩnh mạch và bí tiểu có thể được xử trí bằng cách đặt ống thông.
- Tường hợp tác dụng giống curare tiến triển đến liệt các cơ hô hấp, sẽ phải thở máy.
Trường hợp người bệnh bị quá liều, nên dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều. Người bệnh có thể bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình nếu liều đã quên gần kề với liều kế tiếp. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều thuốc để bù cho liều đã quên, bởi sẽ gây nên tình trạng quá liều.
3. Tác dụng phụ thuốc Oxybutynin 5mg
Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Oxybutynin 5mg như:
- Một số tác dụng phụ thường gặp như: Chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, đỏ bừng mặt, táo bón, buồn nôn, nôn mửa,...
- Một số triệu chứng ít gặp hơn như: buồn ngủ, chán ăn, chứng khó nuốt,...
4. Tương tác thuốc Oxybutynin 5mg
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Một số thuốc có thể gây tương tác với thuốc Oxybutynin 5mg như:
- Các thuốc Acrivastine; Bupropion; Morphine; Morphine sulfate liposome; Oxymorphone; Umeclidinium thường được hạn chế kê chung toa thuốc với Oxybutynin. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, vẫn có thể kê đơn nhưng bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng của một hoặc cả hai loại thuốc.
- Các thuốc Donepezil; Galantamine; Ketoconazole; Rivastigmine không được dùng chung với thuốc Oxybutynin 5mg.
Trên đây không phải là tất cả các loại thuốc có thể gây tương tác với thuốc Oxybutynin 5mg. Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng cho bạn đang sử dụng.
Ngoài ra, Oxybutynin có thể tương tác với thức ăn và rượu bia. Người bệnh cần tham vấn chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá để giảm nguy cơ gặp tương tác.
Một số tình trạng sức khỏe sau đây có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc Oxybutynin như: Khô miệng (nặng và dai dẵng); Phì đại tuyến tiền liệt; Bệnh tăng nhãn áp; Bệnh tim; Thoát vị; Tăng huyết áp (cao huyết áp); Bệnh gan; Bí tiểu...
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.