Công dụng của thuốc Calcilinat

Thuốc Calcilinat là thuốc phòng và điều trị ngộ độc do các chất đối kháng acid folic. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Calcilinat, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Calcilinat trong bài viết sau đây.

1. Công dụng thuốc Calcilinat là gì?

1.1. Thuốc Calcilinat là thuốc gì?

Thuốc Calcilinat thuộc nhóm thuốc khoáng chất và chất điện giải. Thuốc Calcilinat bao gồm các thành phần:

  • Hoạt chất chính: Calcium Folinate tương đương Acid Folinic 50 mg.
  • Tá dược: NaOH 2%, Mannitol tiêm
  • Ống dung môi đi kèm chứa: Nước cất vô khuẩn 5 ml.

Thuốc bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm hàm lượng 50mg, hộp 1 lọ kèm 1 ống nước cất.

Thuốc Calcilinat khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành.

1.2. Thuốc Calcilinat có tác dụng gì?

Thuốc Calcilinat được bác sĩ kê đơn chỉ định trong các trường hợp:

  • Phòng ngừa và điều trị ngộ độc do các chất đối kháng với Acid Folic (ví dụ như khi dùng liều cao Methotrexate).
  • Thiếu Acid Folic dẫn đến thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ .
  • Phối hợp với liệu pháp 5 – Fluorouracil trong điều trị ung thư trực tràng muộn.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính Acid Folinic hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc
  • Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và thiếu máu ác tính với nguyên nhân do thiếu vitamin B12.

2. Cách sử dụng của Calcilinat

2.1. Cách dùng thuốc Calcilinat

  • Thuốc Calcilinat dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Tiêm tĩnh mạch được tiến hành tiêm chậm trong năm đến mười phút, vì thuốc có chứa calci
  • Khi truyền tĩnh mạch tốc độ tối đa được khuyến cáo là 160mg/phút
  • Dùng thuốc Calcilinat theo đúng khuyến cáo hoặc hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dùng thuốc đúng theo đường sử dụng, không tự ý thêm hay bớt liều điều trị.

2.2. Liều dùng của thuốc Calcilinat

Điều trị và dự phòng độc tính với hệ huyết học liên quan đến các chất đối kháng với acid folic:

  • Ðể giải độc, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp Calcilinat liều tương đương với lượng các chất đối kháng đã sử dụng, càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện vô ý dùng quá liều (thời điểm vàng là trong vòng giờ đầu tiên).
  • Tiêm bắp Calcilinat mỗi lần 6 đến 12 mg, cứ cách 6 giờ một lần, tiêm 4 lần, để xử trí tác dụng phụ xảy ra khi dùng liều trung bình methotrexate.
  • Phối hợp với liều cao methotrexat trong hóa trị liệu chống ung thư, liệu pháp giải cứu bằng acid folinic được dùng sau lúc bắt đầu dùng methotrexat một khoảng thời gian (6 – 24 giờ) để cho methotrexate phát huy tác dụng trị ung thư.
  • Liều giải cứu acid folinic là 10 mg/m2 tiêm, tiếp theo là uống 10 mg/m2, cứ 6 giờ một lần, cho đến khi nồng độ methotrexat huyết thanh giảm xuống dưới 10 – 8M. Nếu sau 24 giờ dùng methotrexat, creatinin huyết thanh của người bệnh tăng lên hơn 50% nồng độ creatinin trước khi dùng methotrexate hoặc nồng độ methotrexat cao hơn 5.10 – 6M cần tăng ngay lập tức liều acid folinic lên tới 100 mg/m2, cách 3 giờ một lần, cho đến khi nồng độ methotrexat xuống dưới 10 – 8M.
  • Liều acid folinic thường dùng để dự phòng độc tính nguy hiểm và đe dọa tính mạng cho người bệnh suy giảm miễn dịch, dùng trimetrexate glucuronate để điều trị viêm phổi do Pneumocystis 2 carinii, là 20 mg/m2 , cứ 6 giờ một lần. Tiếp tục dùng acid folinic trong ít nhất 72 giờ sau liều trimetrexate cuối cùng. Ðiều chỉnh liều dùng trimetrexate và acid folic theo độ dung nạp của hệ huyết học.
  • Liều dùng acid folinic để ngăn độc tính với máu do pyrimethamin thay đổi dựa trên liều của chất đối kháng acid folic và tình trạng lâm sàng người bệnh. Liều acid folinic (uống hoặc tiêm tĩnh mạch) là 5 – 15 mg/ngày cho người bệnh dùng pyrimethamin.

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:

  • Dùng acid folinic 1 mg/ngày, tiêm bắp, để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic. Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào đáp ứng của máu với thuốc, cả đối với máu ngoại vi và tủy xương. Nhìn chung, đáp ứng của người bệnh với thuốc phụ thuộc vào mức độ và tính chất của sự thiếu hụt acid folic, nhưng người bệnh thiếu hụt thường đáp ứng nhanh.
  • Trong vòng 24 giờ đầu điều trị, tình trạng người bệnh được cải thiện, tủy xương bắt đầu sinh sản bình thường nguyên hồng cầu có nhân kết đặc trong vòng 48 giờ. Tăng hồng cầu lưới thường bắt đầu trong vòng 2 – 5 ngày sau khi bắt đầu liệu pháp.
  • Ðể điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu dihydrofolat reductase bẩm sinh cần tiêm bắp acid folinic 3 – 6 mg/ngày.

Ðiều trị phối hợp với 5-fluorouracil trong điều trị ung thư kết trực tràng giai đoạn muộn:

  • Tiêm tĩnh mạch chậm acid folinic 200 mg/m2 trong thời gian > 3 phút, sau đó mới tiến hành tiêm tĩnh mạch 5-fluorouracil 370 mg/m2.
  • Hoặc: Tiêm tĩnh mạch chậm acid folinic 20 mg/m2 sau đó mới tiến hành tiêm tĩnh mạch 5-fluorouracil 425 mg/m2.
  • Với cả 2 phác đồ trên, tiếp tục điều trị như trên trong 5 ngày. Tiến hành điều trị nhắc lại, sau thời gian khoảng 4 tuần với 2 đợt nữa như trên. Sau đó có thể điều trị nhắc lại phác đồ, với khoảng cách 4 đến 5 tuần, với điều kiện là độc tính của đợt điều trị trước đã giảm bớt.

Xử lý khi quên liều:

Thuốc Calcilinat thực hiện bởi nhân viên y tế tại các cơ sở y tế nên sẽ hạn chế được việc quên liều. Nhưng nếu vì lý do nào đó tác động khiến bạn không thể thực hiện thuốc được đúng giờ thì cố gắng thu xếp thời gian để thực hiện thuốc ngay khi có thể. Không gấp đôi liều điều trị.

Xử trí khi quá liều:

  • Biểu hiện: Khi dùng liều quá cao Calcium Folinat có thể vô hiệu hóa tác dụng hóa trị liệu của các chất đối kháng acid folic.
  • Xử lý: hiện vẫn không có điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng là chủ yếu.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Calcilinat

Có nguy cơ tiềm ẩn khi dùng Calcilinat cho người thiếu máu chưa được chẩn đoán xác định, vì thuốc có thể che lấp kết quả của chẩn đoán thiếu máu ác tính hay các thể của chứng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ khác do thiếu vitamin B12. Các triệu chứng của chỉ số huyết học có thể giảm trong khi các biến chứng thần kinh lại tiến triển. Những điểm này có thể gây tổn hại nặng hệ thần kinh trước khi có được chẩn đoán chính xác.

Calcium Folinate làm tăng độc tính của 5-fluorouracil, nên liệu pháp phối hợp Calcium Folinate và 5-fluorouracil chỉ nên được các thầy thuốc có kinh nghiệm sử dụng. Cần kiểm tra công thức máu toàn bộ trước mỗi đợt điều trị, nhắc lại hàng tuần trong hai đợt đầu và một lần trong mỗi đợt tiếp theo, mỗi khi dùng liệu pháp phối hợp Calcium Folinate và 5-fluorouracil. Giảm liều 5-fluorouracil ở người bệnh bị nhiễm độc vừa hoặc nặng về huyết học hoặc tiêu hóa. Ngừng liệu pháp khi số lượng bạch cầu giảm xuống 4.000/mm3 và số lượng tiểu cầu là 130.000/mm3. Liệu pháp phối hợp này cũng ngừng khi có chứng cứ rõ ràng là khối u phát triển.

Cần rất thận trọng khi dùng liệu pháp phối hợp này cho người cao tuổi và người bệnh suy nhược...

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc: Chưa tìm thấy tài liệu cho thấy tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc.

Chỉ dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú khi thật sự cần thiết.

4. Tác dụng phụ của thuốc Calcilinat

Thường gặp:

  • Viêm miệng, viêm họng thực quản.
  • Tiêu chảy.
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn.
  • Rụng tóc.
  • Viêm da.
  • Giảm bạch cầu sau mỗi đợt điều trị.

Ít gặp:

  • Giảm các huyết cầu, tiểu cầu, bạch cầu hạt.
  • Thiếu máu cục bộ cơ tim, đau thắt ngực.
  • Loét và chảy máu dạ dày ruột.
  • Dị ứng toàn thân.
  • Hội chứng tiểu não cấp, rung giật nhãn cầu, đau đầu.
  • Khô da, nứt nẻ, loạn cảm ban đỏ ở gan bàn tay và gan bàn chân.
  • Hẹp ống lệ, thay đổi thị lực, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
  • Mất phương hướng, lú lẫn
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối, chảy máu cam, thay đổi móng.

5. Tương tác thuốc Calcilinat

  • Liều cao acid folic làm mất tác dụng chống động kinh của phenobarbital, phenytoin và primidone và làm tăng số lần co giật ở bệnh nhi nhạy cảm.
  • Liều cao Calcium Folinate có thể làm giảm tác dụng của methotrexat tiêm vào ống tủy sống.
  • Calcium Folinate làm tăng độc tính của 5-fluorouracil.

6. Cách bảo quản thuốc Calcilinat

  • Thời gian bảo quản thuốc Calcilinat là 36 tháng kể từ ngày sản xuất
  • Để thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp gây biến đổi thuốc, bảo quản thuốc ở nhiệt độ không quá 30 độ C.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Ngoài những thông tin quan trọng trên, khi dùng thuốc Calcilinat người bệnh cũng cần lưu ý thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe