Acephen là thuốc giảm đau hạ sốt được bào chế dưới dạng viên đạn đặt trực tràng. Thuốc có thành phần chính là acetaminophen. Cùng tìm hiểu về cách sử dụng và những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc acephen trong bài viết sau đây.
1. Công dụng của thuốc Acephen
Acephen là thuốc gì? Acephen là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt với thành phần chính là acetaminophen.
Thuốc Acephen được dùng dưới dạng thuốc đạn đặt trực tràng để điều trị nhiều tình trạng như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt.
2. Những lưu ý trước khi dùng thuốc Acephen
- Bạn không nên sử dụng thuốc Acephen nếu bạn bị dị ứng với acetaminophen.
- Không sử dụng thuốc Acephen mà không có lời khuyên của bác sĩ nếu bạn đã từng mắc bệnh gan do rượu (xơ gan) hoặc nếu bạn uống nhiều hơn 3 đồ uống có cồn mỗi ngày.
- Nếu bạn đang mang thai, cần tham khảo ý kiến bác sĩ không được tự ý dùng thuốc, bác sĩ sẽ xác định liệu Acephen có an toàn để bạn sử dụng trong thai kỳ hay không.
- Phụ nữ đang cho con bú: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này cho bà mẹ đang cho con bú.
- Không tự ý cho trẻ em dùng thuốc đặt Acephen mà không có lời khuyên từ bác sĩ hay dược sĩ.
3. Thận trọng khi dùng thuốc Acephen
Không sử dụng thuốc Acephen nhiều hơn liều khuyến cáo của nhà sản xuất. Quá liều acetaminophen có thể làm tổn thương gan, thậm chí gây tử vong. Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị buồn nôn, đau bụng trên, chán ăn, ngứa, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét hoặc vàng da. Trong một số trường hợp hiếm hoi, Acephen có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng trên da. Ngừng sử dụng Acephen và gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị mẩn đỏ da hoặc phát ban lan rộng và gây phồng rộp và bong tróc.
4. Cách sử dụng thuốc Acephen
Nếu bạn đang dùng thuốc Acephen để điều trị cho trẻ em, hãy sử dụng dạng acetaminophen dành cho trẻ em.
Cần chú ý, không dùng thuốc này bằng đường uống. Thuốc chỉ được sử dụng cho đặt trực tràng theo các bước sau:
- Rửa tay sạch trước và sau khi đặt thuốc
- Loại bỏ lớp bao bọc trước khi đưa thuốc đạn vào.
- Tránh cầm thuốc quá lâu nếu không thuốc sẽ bị chảy.
- Nhẹ nhàng đưa viên đạn vào trực tràng, đầu nhọn đưa vào trước.
- Để có kết quả tốt nhất, hãy nằm sau khi đặt thuốc trong vài phút.
Ngừng sử dụng Acephen và gọi cho bác sĩ nếu:
- Bệnh nhân vẫn còn sốt sau 3 ngày dùng thuốc;
- Bệnh nhân vẫn còn đau sau 10 ngày sử dụng (hoặc 5 ngày nếu điều trị cho trẻ em);
- Bệnh nhân bị đau họng, sốt cao, buồn nôn và nôn mửa; bị phát ban trên da, nhức đầu liên tục, hoặc mẩn đỏ hoặc sưng tấy;
Thuốc đạn Acephen có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nhưng cần chú ý không để thuốc trên ngăn đông.
5. Những điều cần tránh khi dùng Acephen?
Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc điều trị cảm lạnh, dị ứng, giảm đau, thuốc ngủ hoặc thuốc làm loãng máu nào khác (như warfarin, Coumadin, Jantoven). Acephen (đôi khi được viết tắt là APAP) được chứa trong nhiều loại thuốc kết hợp. Sử dụng một số thuốc đồng thời có thể khiến bạn hấp thụ quá nhiều thuốc này, dẫn đến quá liều gây tử vong. Kiểm tra nhãn để xem xét rằng, liệu thuốc có chứa thuốc hoạt chất này hay không.
Tránh uống rượu khi dùng thuốc, vì rượu có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan khi sử dụng Acephen.
6. Tác dụng phụ của thuốc Acephen
Trong một số trường hợp hiếm gặp, Acephen có thể gây ra phản ứng da nghiêm trọng và gây tử vong. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi bạn không bị phản ứng khi dùng thuốc này trước đây. Ngừng sử dụng Acephen và gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị mẩn đỏ da hoặc phát ban lan rộng gây phồng rộp và bong tróc. Nếu bạn bị loại phản ứng này, bạn không bao giờ được dùng lại bất kỳ loại thuốc nào có chứa loại thuốc này lần nữa.
Ngừng sử dụng thuốc và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có dấu hiệu: buồn nôn, đau bụng trên, chán ăn; ngứa, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét; vàng da, vàng mắt.
Tóm lại, Acephen là thuốc giảm đau hạ sốt được bào chế dưới dạng viên đạn đặt trực tràng. Thuốc có thành phần chính là acetaminophen. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: drugs.com, holevn.org