Cơn gò như thế nào thì nhập viện để sinh?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng các Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng .

Cơn gò như thế nào thì nhập viện có lẽ là thắc mắc của rất nhiều thai phụ, đặc biệt là những người mới sinh con lần đầu. Trên thực tế thì cũng đã có rất nhiều mẹ bị nhầm lẫn giữa cơn gò sinh lý và cơn gò tử cung thật sự.

1. Cơn gò chuyển dạ là thế nào?

Cơn gò chuyển dạ được phân thành 2 loại đó là cơn gò chuyển dạ đủ tháng thường diễn ra sau 37 tuần và cơn gò chuyển dạ sinh non thường từ tuần 22 đến tuần thứ 37 trong thai kỳ.

Khi cơn gò chuyển dạ thật sự xuất hiện, các cơn đau của thai phụ sẽ tăng dần lên và kéo dài hơn, không chỉ vậy mà tần suất cũng sẽ dồn dập hơn. Đây là những dấu hiệu việc sinh con của sản phụ sẽ diễn ra trong một vài giờ tới tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà có những thời gian chuyển dạ khác nhau.

2. Phân biệt các cơn gò tử cung

Trong thời gian mang thai mẹ dễ nhầm lẫn giữa cơn gò tử cung vì chúng có dấu hiệu khá giống nhau. Để phân biệt, mẹ nên dựa vào những đặc điểm như sau.

Cơn gò sinh lý:

  • Thời gian diễn ra cơn gò sinh lý rất ngắn và không liên tục, chỉ khoảng 30s – 60s/lần;
  • Mỗi khi cơn gò sinh lý đến thì thai phụ không quá đau đớn, có thể chịu đựng được;
  • Cơn gò sinh lý thường xuất hiện khi thai nhi di chuyển, nguyên nhân có thể là dò bàng quang đầy nước, mẹ tác động vào bụng hoặc là khi hai vợ chồng quan hệ;
  • Cơn gò sinh lý không có dấu hiệu của việc tăng dần và mức độ đau cũng không tăng lên;
  • Cơn gò sinh lý cũng có thể xuất hiện khi mẹ cảm thấy mệt, đi lại nhiều.

Cơn gò khi chuyển dạ thật:

  • Khi cơn gò chuyển dạ thật sự đến thai phụ sẽ cảm thấy đau khu vực lưng hoặc vùng bụng dưới. Cơn đau tăng dần và lan dần khắp vùng bụng, kèm theo đó là cảm giác đau cả 2 bên bắp đùi hoặc 2 bên sườn;
  • Khi cơn gò chuyển dạ thật xảy ra thì thai phụ sẽ cảm thấy khu vực vùng xương chậu căng cơ và bị chèn ép rất mạnh;
  • Cơn đau do gò chuyển dạ giống như đau bụng kinh nhưng cường độ sẽ mạnh hơn nhiều;
  • Cơn co chuyển dạ thật sẽ liên tục xuất hiện dù mẹ đã ngồi nghỉ ngơi hay uống nước cũng không thuyên giảm;
  • Thường thì cơn gò tử cung chuyển dạ thật sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng bung nút nhầy, ra máu màu hồng nhạt

Cơn gò chuyển dạ sinh non:

Nếu các cơn gò chuyển dạ diễn ra trước tuần thứ 37 thì đó chính là dấu hiệu sinh non hay dọa sinh non. Thai phụ sẽ bị co thắt tử cung sau 10 - 12 phút trong khoảng 1 giờ. Trong cơn gò, bụng của thai phụ sẽ bị thắt chặt và cứng lại. Một số biểu hiện đi kèm như:

  • Đau lưng âm ỉ và đau bụng.
  • Chuột rút bụng và chân của thai phụ.
  • Thai phụ có cảm giác áp lực trong bụng hay lực nén lên xương chậu.

Đặc biệt, nếu cơn gò tử cung xuất hiện kèm các dấu hiệu nghiêm trọng khác như chảy dịch âm đạo (vỡ ối) chảy máu âm đạo và tiêu chảy thì thai phụ nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời.

3. Cơn gò tử cung như thế nào là sắp sinh?

Khác với cơn co thắt Braxton - Hicks, cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự sẽ xuất hiện và chúng khó biến mất khi thực hiện các phương pháp đơn giản như nghỉ ngơi hay uống nhiều nước.

Nếu thai phụ thắc mắc “cơn gò tử cung như thế nào là sắp sinh?” thì hãy để ý nhé. Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự sẽ diễn ra liên tục và ngày càng có cường độ mạnh, thường xuyên hơn. Các cơn gò tử cung này sẽ khiến cho tử cung của thai phụ mỏng hơn và mở dần để thai nhi có thể chui ra ngoài.

Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự báo hiệu sắp sinh sẽ phân ra thành 2 giai đoạn gồm: Cơn gò tử cung chuyển dạ pha tiềm thời và pha hoạt động, cụ thể:

3.1 Cơn gò tử cung chuyển dạ pha tiềm thời

Ở giai đoạn này, thai phụ sẽ cảm nhận được sự gia tăng của các cơn gò tử cung với đặc điểm thắt chặt và dãn dần ra ở bụng. Trong suốt quá trình chuyển dạ pha tiềm thời này, tử cung của thai phụ sẽ co lại liên tục và giúp cho cổ tử cung mỏng dần, mở rộng ra để thai nhi có thể chui ra ngoài dễ dàng hơn.

Với mỗi thai phụ khác nhau thì các cơn gò tử cung ở giai đoạn này sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, chúng có đặc điểm chung là sẽ diễn ra từ khoảng 30 - 90 giây. Ban đầu, các cơn co tử cung sẽ diễn ra nhẹ nhàng, thai phụ lúc này chỉ hơi đau. Tuy nhiên, sau đó thì các cơn co tử cung sẽ diễn ra nhanh và liên tục hơn. Cuối pha tiềm thời, khoảng cách các cơn co tử cung rút ngắn còn khoảng 5 phút. Cùng với đó, thai phụ sẽ cảm nhận được cổ tử cung của mình đang mở dần, dịch nhầy màu hồng cũng xuất hiện và thậm chí là có người sẽ bị vỡ ối ngay lúc này.

3.2 Cơn gò tử cung chuyển dạ pha hoạt động

Ở giai đoạn này, các cơn gò tử cung sẽ diễn ra mạnh mẽ và dữ dội hơn rất nhiều. Lúc này, cổ tử cung của thai phụ sẽ mở rộng hết cỡ (từ 4-10 phân) để thai nhi thuận tiện chui ra ngoài. Cùng với các cơn gò tử cung, thai phụ sẽ thấy đau mỏi lưng/ toàn thân hoặc chuột rút ở chân.

Ở pha hoạt động, các cơn gò tử cung chuyển dạ sẽ diễn ra khoảng từ 25 - 60 giây với khoảng từ 3 - 5 phút. Khi bước vào chuyển dạ pha hoạt động cũng là lúc thai phụ nên thông báo với bác sĩ để kịp thời kiểm tra và sẵn sàng đỡ đẻ.

4. Các giúp mẹ thoải mái trong các cơn gò tử cung

Khi đối mặt với các cơn gò tử cung, đa số các thai phụ đều không cảm thấy dễ chịu. Để giai đoạn này diễn ra nhẹ nhàng và tinh thần thai phụ không bị ảnh hưởng nhiều thì hãy thực hiện các cách như:

  • Thay đổi vị trí hoặc đi bộ, tuy nhiên hãy dừng lại để hít thở giữa các cơn gò tử cung nhé;
  • Nếu như trong quá trình mang thai mẹ bầu có ngồi thiền thì hãy vận dụng luôn lúc này nhé;
  • Nghe những bản nhạc mà thai phụ yêu thích;
  • Mút hoặc ngậm 1 thỏi kẹo ngọt nếu thai phụ có cảm giác buồn nôn;

Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:

Để xóa tan nỗi lo đau đớn khi sinh nở, Vinmec cung cấp chương trình Thai sản trọn gói với dịch vụ “đẻ không đau” trọn vẹn trong khi sinh và sau khi sinh bằng kỹ thuật gây tê màng cứng không morphingây tê thần kinh thẹn. Trong suốt quá trình sinh, sản phụ sẽ được các hộ lý hướng dẫn cách rặn đẻ và thở đúng cách, bé sẽ chào đời chỉ trong 10 - 15 phút. Sau khi sinh, bé sẽ được chăm sóc trong phòng vô trùng trước khi được đưa trở về với mẹ.

Sản phụ sẽ được nghỉ ngơi tại phòng bệnh cao cấp, được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, 1 mẹ 1 phòng với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Mẹ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn phương pháp nuôi dưỡng bé trước khi xuất viện. Tái khám sau sinh với cả mẹ và bé với các bác sĩ Sản khoa và Nhi khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe